Thực dưỡng hiện đại

Sự thật về ăn thực dưỡng chữa ung thư: Liệu có đúng như lời đồn?

Cập nhật351
0
0 0 0

1. Thực dưỡng là gì?

Thực dưỡng trong tiếng anh là Macrobiotic diet, được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp - Macro là lớn và bio nghĩa là sự sống. Thực dưỡng được phổ biến rộng rãi vào thập niên 60 bởi triết gia người Nhật – George Ohsawa cùng với môn đệ của ông – Michio Kushi.
Chế độ ăn uống thực dưỡng dựa trên nguyên lý âm - dương tức là con người tiêu thụ thực phẩm theo nguyên tắc cân bằng âm - dương, từ đó sẽ giúp họ sống thọ hơn và tránh bệnh tật.
Sự thật về ăn thực dưỡng chữa ung thư: Liệu có đúng như lời đồn?
Sự thật về ăn thực dưỡng chữa ung thư: Liệu có đúng như lời đồn?
Chế độ thực dưỡng của Ohsawa bao gồm 10 cấp đánh số từ lần lượt từ -3 tới 7. Cấp càng cao càng hạn chế về độ đa dạng về thực phẩm, cấp số 7 (cấp cao nhất) là chế độ ăn uống chỉ gồm nước và gạo lứt.
Chế độ thực dưỡng đưa ra lượng mức độ thực phẩm nên dùng hằng ngày là 40–60% ngũ cốc nguyên hạt, 20–30% rau và 5–10% các sản phẩm từ đậu và rong biển. Hàng tháng, bạn sẽ chỉ được ăn một lượng nhỏ thịt đỏ, cá, gia cầm, trứng, sữa, thực phẩm từ sữa và các loại hạt. Không được ăn đường tinh chế, chất làm ngọt nhân tạo, vitamin, khoáng chất bổ sung và các loại phụ gia.

2. Liệu ăn thực dưỡng chữa ung thư?

Thực dưỡng khuyến khích mọi người ăn nhiều chất xơ và hạn chế các chất béo không lành mạnh khác vì thế nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn như chống táo bón, giảm cholesterol, hạn chế béo phì, làm đẹp da, tăng cường trí não, ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư xuống mức thấp nhất,... 
Sự thật về ăn thực dưỡng chữa ung thư: Liệu có đúng như lời đồn?
Sự thật về ăn thực dưỡng chữa ung thư: Liệu có đúng như lời đồn?
Do mang lại nhiều tác dụng như vậy, nhiều người đã áp dụng thực dưỡng như một phương pháp giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật và giảm cân. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều người truyền tai nhau rằng ăn theo chế độ ăn thực dưỡng chữa ung thư. Họ tin rằng nguyên nhân dẫn đến ung thư là do ăn uống sai cách, muốn khỏi bệnh phải ăn các thực phẩm sạch, không quá âm hay quá dương, khi cơ thể cân bằng được âm dương, bệnh tật theo đó sẽ hết. 
Suy nghĩ trên có phần đúng là vì một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư là chế độ ăn uống không lành mạnh. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (American Institute for Cancer Research and World Cancer Research Fund), nếu tiêu thụ rau và trái cây từ 250 - 400 gam/ ngày có thể giảm 23% nguy cơ ung thư. Còn nếu không tiêu thụ thịt đỏ và một số loại thực phẩm được giảm thiểu trong thực đơn thực dưỡng sẽ giảm được nhiều bệnh ung thư như ung thư đại tràng, trực tràng, tuyến tiền liệt và tuyến tụy. Những thành phần thực phẩm trong thực dưỡng, về cơ bản, là tốt cho sức khỏe và có mối liên hệ tới việc phòng ngừa ung thư. Chính sự liên hệ này đã dẫn đến việc nhiều người suy luận rằng thực dưỡng không chỉ phòng ngừa ung thư mà còn có thể ăn thực dưỡng chữa ung thư.
Sự thật về ăn thực dưỡng chữa ung thư: Liệu có đúng như lời đồn?
Sự thật về ăn thực dưỡng chữa ung thư: Liệu có đúng như lời đồn?
Tuy nhiên, trên thực tế, đối với người bệnh ung thư, chưa có bằng chứng khoa học cho thấy việc sử dụng chế độ thực dưỡng có hiệu quả trong chữa trị ung thư mà ngược lại, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, thậm chí nó còn dẫn đến suy nhược cơ thể ở người bệnh. 
Cụ thể hơn, nếu ăn thực dưỡng trong một khoảng thời gian dài thì cơ thể sẽ bị nạp một lượng lượng lớn muối natri và phosphate, dẫn đến việc thiếu hụt lượng calorie, đạm, vitamin D, vitamin B1, B2, B3, B12 (quan trọng cho hình thành tế bào hồng cầu, tổng hợp DNA), canxi (quan trọng cho sức khỏe tim mạch và xương),... và nhiều chất cần thiết cho cơ thể.
Đặc biệt, với người lớn tuổi, họ cần các chất dinh dưỡng có trong thịt cá để duy trì sức khỏe thì việc theo chế độ ăn thực dưỡng không phải là lựa chọn an toàn cho cơ thể. Còn với những người bệnh ung thư kèm theo bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường nếu áp dụng chế độ ăn thực dưỡng sẽ càng làm tình trạng bệnh của họ nặng hơn.
Sự thật về ăn thực dưỡng chữa ung thư: Liệu có đúng như lời đồn?Sự thật về ăn thực dưỡng chữa ung thư: Liệu có đúng như lời đồn?
Thực tế hiện nay, đã có nhiều biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở những người đang theo chế độ ăn thực dưỡng của Ohsawa. Hội đồng Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ về Thực phẩm và Dinh dưỡng (American Medical Association Council on Foods and Nutrition) đã báo cáo trường hợp của bệnh một bệnh ung thư ở Scorbut sau khi ăn theo thực dưỡng đã gặp phải tình trạng thiếu máu, tăng protein trong máu, hạ canxi máu, xuất huyết và suy dinh dưỡng, suy thận, và thậm chí đã tử vong. 
Gần đây, ngay tại Việt Nam, có một trường hợp bé gái 30 tháng tuổi mắc ung thư bạch cầu đã tử vong vì ăn theo thực dưỡng. Cụ thể hơn, khi bé được bác sĩ chẩn đoán và đề nghị chuyển đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương (Hà Nội) để điều trị nhưng mẹ của bé quyết định bỏ Tây y và tìm mua đồ ăn thực dưỡng trên mạng để chữa bệnh cho bé. Do tin tưởng vào những lời khẳng định của người bán hàng, mẹ bé đã cho bé ăn gạo lứt với tương Tekka (một loại tương của Nhật bản bao gồm rễ ngưu bàng, cà rốt, củ sen, củ cải, dầu mè, gừng,...), nhai trà thất vị (gồm các loại gạo và đỗ rang lên), ăn tương với sắn dây… Do mẹ vẫn cho bé bú nên cũng phải ăn theo công thức thực dưỡng số 7 (chỉ ăn cơm gạo lứt, rau và hoa quả) để “hỗ trợ” chữa bệnh. Sau khi ăn chế độ này, người bé xuất hiện các vết bầm tím thì được người bán hàng giải thích đây là máu độc, sau khi hết bầm tím cơ thể bé sẽ khỏi bệnh. Nhưng thật không may, bé đã ra đi trước khi các vết bầm tím này biến mất. 
Thực chất các vết bầm tím của bé chính là các vết xuất huyết huyết là hậu quả của việc thiếu tiểu cầu. Nếu bé dùng thuốc tăng sinh bạch cầu, tình trạng này sẽ hết. Và nếu bé được điều trị theo tây y thì tỉ lệ sống có thể lên tới 80%.
Có thể thấy không có bằng chứng cho thấy thực dưỡng có hiệu quả trong điều trị ung thư. Do đó, chế độ thực dưỡng không được khuyến khích bởi bác sĩ ung thư, chuyên gia dinh dưỡng và các tổ chức ung thư. Bệnh nhân ung thư không nên tin vào bất cứ một phương pháp ăn uống nào có thể chữa ung thư, hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia để lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho bản thân.

3. Bệnh nhân ung thư nên ăn uống như thế nào để hợp lý

Trước khi điều trị

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe trước khi bắt đầu điều trị. Ăn uống đầy đủ trước khi bắt đầu điều trị có thể giúp tăng cường thể trạng của bạn. Nó cũng có thể cải thiện giấc ngủ cũng như giúp bạn chống lại sự nhiễm trùng và giúp giảm tác dụng phụ khi vào hoá chất. 
Sự thật về ăn thực dưỡng chữa ung thư: Liệu có đúng như lời đồn?Sự thật về ăn thực dưỡng chữa ung thư: Liệu có đúng như lời đồn?
Nên tăng cường đầy đủ các chất đạm, chất xơ, vitamin, chất khoáng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ăn các món mình yêu thích

Trong quá trình điều trị

Trong quá trình điều trị bạn cần bồi bổ đầy đủ các chất dinh dưỡng để có đủ sức khoẻ để đáp ứng được với phác đồ điều trị. Một số lời khuyên dinh dưỡng chúng tôi xin gợi ý: 
- Không nên kiêng chất đạm, mà ngược lại cần bổ sung đầy đủ thịt cá vì đây là nguồn dinh dưỡng giúp bệnh nhân giảm tác dụng 
- Nên ăn ít nhất khoảng 300g rau và 200g trái cây mỗi ngày, tương đương mỗi bữa nên ăn một chén rau đầy và một chén trái cây. Nên ăn nhiều các loại rau xanh đậm như cải xoăn, rau bina, súp lơ, bí xanh,... trái cây nên ăn đa dạng, ưu tiên những loại quả mà bản thân thích ăn.
- Uống đủ nước hoặc có thể thay thế bằng nước trái cây tươi. Nó sẽ giúp tăng cường nhiều vitamin và các chất để tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Nếu bệnh nhân đang gặp phải các tác dụng phụ, có thể thực hiện theo lời khuyên dưới đây:
- Đau họng, khó nuốt, nhiệt miệng: Nên ăn thức ăn mềm, loãng. Tránh thức ăn thô, cay hoặc có tính axit. Ăn các bữa ăn ấm, và dùng ống hút để ăn súp hoặc uống đồ uống.
- Chán ăn: Việc điều trị có thể sẽ ảnh hưởng đến vị giác, khiến người bệnh có cảm giác chán ăn. Lúc này, hãy thử chia ra nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn một chút. Người nhà cũng hãy cố gắng nấu đa dạng các món ăn để người bệnh lựa chọn. 
- Buồn nôn/nôn: Hạn chế thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ hoặc cay. Có thể ăn thức ăn khô, chẳng hạn như bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng. Uống nước để tránh mất nước. Tránh ăn hoặc uống quá nhiều cùng một lúc. Cảm giác no quá mức sẽ khiến cảm giác buồn nôn dữ dội hơn.
- Tiêu chảy và táo bón: Nếu bị tiêu chảy tạm thời đừng ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt và rau quả. Còn nếu đang bị táo bón, hãy từ từ thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, cần uống đủ nước.
Bệnh nhân ung thư chỉ nên kiêng các chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đặc biệt đừng nên ăn theo một chế độ ăn khẳng định có thể chữa ung thư. Lựa chọn cho bản thân một chế độ ăn uống phù hợp đủ dinh dưỡng và năng lượng sẽ là tiền đề để bạn có một sức khỏe tốt và chiến thắng được căn bệnh ung thư quái ác này. Chúc bạn sức khoẻ!
Nguồnkingfucoidan.vn
Lượt xem27/11/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng