Thực dưỡng hiện đại

5 loại nước tương phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản

Cập nhật1063
0
0 0 0

Chắc hẳn, các bạn không còn lạ lẫm gì đối với nước tương hay còn được gọi là xì dầu đặc biệt trong được dùng nhiều các bữa ăn chay. Cũng giống như Việt Nam nổi tiếng với nước mắm thì Nhật bản được biết đến với nền ẩm thực đa dạng các loại nước tương.

Nước tương có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng khá phổ biến trong ẩm thực châu Á tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Xì dầu (bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông, viết bằng chữ Hán là 豉油. 豉油 đọc theo âm Hán Việt tiêu chuẩn là thị du), còn gọi là tàu vị yểu (bắt nguồn từ tiếng Triều Châu, viết bằng chữ Hán là 豆味油. 豆味油 đọc theo âm Hán Việt tiêu chuẩn là đậu vị du), nước tương (phương ngôn tiếng Việt miền Nam) là một loại nước chấm được sản xuất bằng cách lên men hạt đậu tương, ngũ cốc rang chín, nước và muối ăn.

Người Nhật không dùng nước mắm làm từ cá, họ dùng nước tương (shoyu hay xì dầu hay tương dầu). Tuy nhiên xì dầu Nhật Bản khác loại của Trung Quốc (vốn gồm phần lớn đậu tương và chỉ một ít ngũ cốc rang chín) ở chỗ shouyu của Nhật Bản thường có một nửa là đậu tương, một nửa là lúa mỳ nên vị ngọt hơn xì dầu của Trung Quốc và hai thứ không thể dùng thay thế nhau khi nấu món ăn. Thành phần shouyu của Nhật: Đậu tương (daizu trong tiếng Nhật hay soybean trong tiếng Anh), lúa mỳ, muối.

Bằng cách chắt lọc các nguyên liệu quý, những phần ngũ cốc nguyên hạt tươi mới, nước tương Nhật đã được đẩy lên hàng nghệ thuật. Và Nước tương được UNESSCO công nhận là thức chấm quan trọng nhất trong ẩm thực Washoku – dòng ẩm thực truyền thống của Nhật Bản.

Xì dầu Nhật Bản hay shouyu (しょうゆ, 醤油, 正油) – theo truyền thống được chia thành 5 loại chính, phụ thuộc vào các khác biệt trong thành phần và phương pháp sản xuất.

1. Koikuchi (濃口) 
Loại này được người dân khu vực Tokyo, vùng Kanto ưa thích, có từ thời Edo (Thế kỉ thứ 17 ~ 19). Có nguồn gốc từ khu vực Kanto, việc sử dụng nó dần dà phổ biến khắp Nhật Bản để chấm, ướp thực phẩm, ninh, hầm các món. Trên 80% sản lượng xì dầu sản xuất tại Nhật Bản là koikuchi và nó có thể coi là loại xì dầu điển hình của người Nhật. Nó được sản xuất từ lượng gần bằng nhau của đậu tương và lúa mì.

2. Usukuchi (薄口)

Trái ngược với koi, usu có nghĩa là nhạt, vừa, nên đây cũng là loại nước tương vừa miệng, với hương vị thanh nhẹ hơi koikuchi một chút. Loại nước tương này đặc biệt phổ biến tại khu vực Kansai, cụ thể Kyoto, Osaka, Kobe.

3. Tamari (たまり) 
Được sản xuất chủ yếu tại Chubu. Tamari được làm từ đậu tương với một lượng nhỏ hạt lúa mì. Về mặt kỹ thuật, loại này còn gọi là miso-damari (味噌溜り) do nó là chất lỏng chảy ra từ miso khi ngấu. Đây là loại nước tương cực đặc, gần như nhớt, thường không dùng để chấm thức ăn mà để ướp và tạo màu.

4. Shiro (白, văn chương: trắng)
Loại xì dầu rất nhạt màu. Ngược với xì dầu tamari, xì dầu shiro được làm chủ yếu từ lúa mì và rất ít đậu tương, tạo ra màu nhạt và vị ngọt nhìn còn hao hao nước mắm ở Việt Nam. Nó được sử dụng phổ biến tại khu vực Kansai để làm nổi bật bề ngoài của món ăn, ví dụ của sashimi.

5. Saishikomi (再仕込, hai lần ủ) 

Saishikomi tức là hai lần ủ, khiến nước tương này còn đậm đà hơn Koikuchi, màu đỏ đẹp hơn tamarin, ngọt ngào hơn cả shiro. Đây là một gia vị quý, ngon và khó dùng vì sự nồng nàn của nó. Loại này thay thế cho koikuchi để ướp thực phẩm. Nó sẫm màu và hương vị mạnh hơn. Nó còn được gọi là kanro shoyu (甘露 醤油) hay xì dầu ngọt.


 
Nguồn
Lượt xem17/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng