Thực dưỡng hiện đại

Vì sao Gạo lứt là nền tảng thực dưỡng?

Cập nhật964
0
0 0 0
Cách đây nhiều thập kỉ, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng các bệnh viện thưa thớt người, các loại bệnh suy thoái cơ thể như ung thư, tiểu đường… dường như rất ít mà chỉ có các bệnh về nhiễm trùng hay cảm cúm xoàng. Nguyên nhân chính đến từ bữa ăn, thực phẩm chúng ta ăn vào. Gạo là thức ăn chính của chúng ta nhưng theo thời gian gạo trong bữa cơm đã bị biến đổi về bản chất và thành phần dinh dưỡng rất lớn, chính gạo nuôi sống con người nhưng ăn không đúng cách, đúng loại sẽ gây hại cho cơ thể về lâu dài.

Ngày xưa, ông cha ta không có máy móc, chỉ dùng cối xay để loại bỏ vỏ trấu và sử dụng phần còn lại. Còn bây giờ, khi mà khoa học công nghệ phát triển cách thức trồng lúa nhanh, hiệu suất tăng nhiều hơn nhưng gạo thật sự còn chất lượng như ban đầu? Thay vì trồng lúa bằng các yếu tố tự nhiên thì các chất hóa học có cơ hội được can thiệp vào. Và vấn đề cần quan tâm đó là máy xay xát ra đời, chúng ta theo đó mà loại bỏ phần tốt nhất của gạo lứt đó là phần cám để tạo ra gạo trắng đang được sử đụng phần lớn trong các bữa ăn hiện tại. Cũng chính từ đó, các loại bệnh bắt đầu xuất hiện, bệnh viện lại mọc lên càng nhiều, số người bị bệnh càng gia tăng, con số tử vong cũng không hề nhỏ.

Hầu như tất cả chúng ta vì ngoại hình hơi đẹp và sự tiện lợi của gạo trắng nên quên mất đi nguy cơ khi ăn nó. Gạo trắng không những được xay xát bỏ đi lớp cám dinh dưỡng mà còn được đánh bóng, càng đánh sẽ càng bóng nhưng càng đánh thì lượng chất dinh dưỡng càng hẹp lại. Vậy nên, Phương pháp thực dưỡng được ra đời đã sử dụng ngũ cốc lứt, đặc biệt là gạo lứt là nền tảng thay vì sử dụng gạo trắng.

Gạo lứt là cả một thế giới dinh dưỡng đa dạng, là một loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt được chế biến ít hơn so với gạo trắng. Như đã đề cập, Gạo lứt chỉ được loại bỏ lớp vỏ (lớp vỏ cứng bảo vệ) từ hạt thóc, để lại lớp cám và mầm giàu chất dinh dưỡng. Nhờ vậy, gạo lứt vẫn giữ được các chất dinh dưỡng mà gạo trắng thiếu như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Gạo lứt là một nguồn cung cấp folate, riboflavin (B2), kali và canxi, có hàm lượng mangan đặc biệt cao mà mangan là khoáng chất rất quan trọng đối với nhiều quá trình trong cơ thể như phát triển xương, chữa lành vết thương, trao đổi chất co cơ, chức năng thần kinh và điều chỉnh lượng đường trong máu.
Chỉ cần một chén cơm đáp ứng gần như tất cả nhu cầu hàng ngày của bạn về chất dinh dưỡng quan trọng này.
 
Ngoài việc là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời, gạo lứt còn cung cấp các hợp chất thực vật mạnh mẽ. Ví dụ, gạo lứt có chứa phenol và flavonoid, một loại chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa tránh được các tình trạng sức khỏe như các loại bệnh về tim mạch, ung thư và lão hóa sớm.

Các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong gạo lứt cũng giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào gây ra bởi các phân tử không ổn định được gọi là gốc tự do và giảm viêm trong cơ thể.

Ngoài ra, y học ngày nay cũng công nhận các chất có trong gạo lứt có khả năng ngăn ngừa bệnh táo bón và tránh được ung bướu trong thành ruột.

Vậy câu hỏi được đặt ra là ăn gạo lứt có phải để chữa bệnh?

Khi nhắc đến gạo lứt trong thực dưỡng, nhiều người cùng mắc một sai lầm đó là ăn để chữa bệnh nhưng sự thật là ăn gạo lứt không phải để chữa bệnh và cũng không phải ăn để đưa cơ thể về trạng thái quân bình (cân bằng nội môi) mà ăn gạo lứt để tạo môi trường cho cơ thể tự tái lập cân bằng, tạo môi trường thuận lợi cho các chất và các cơ quan trong cơ thể kích hoạt cơ chế hoạt động tự chữa lành. Nên có một số người, chỉ khi bệnh mới tìm đến gạo lứt, khỏe lại trở về ăn như cũ rồi bệnh lại, rồi lại ăn gạo lứt và bắt đầu một vòng luẩn quẩn mãi không dứt. Lời khuyên là hãy ăn gạo lứt như một thói quen, một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Gạo lứt được dùng trong bữa ăn không chỉ để tận dụng các giá trị sức khỏe như trên mà còn nhận được các giá trị về tinh thần.

Khi ăn gạo lứt, là chúng ta đang quay trở về sống theo cách sống thời xưa của ông cha ta, họ ăn không vì ham thú mà ăn để khỏe mạnh và ăn đơn giản nhất có thể nhưng lại có được sức khỏe và bình an. Trong bữa ăn với gạo lứt, nhai kĩ cũng là điều cần quan tâm, nhai kĩ no lâu, cùng với nhiều chất dinh dưỡng và cách dưỡng chất đi vào cơ thể, chúng ta sống chậm hơn và giảm những ham muốn của tâm lí ăn thịt và ăn nhiều thức ăn không cần thiêt. Cũng chính như vậy chúng ta có tinh thần hướng thiện và sống đạo đức hơn. Đổi lại, theo thói quen nhiều người - ăn gạo trắng, cơm gạo trắng mềm dẻo hơn nên cách ăn của cũng nhanh hơn, vội vã hơn và khi đi vào cơ thể tinh bột cũng chuyển hóa thành đường một cách nhanh chóng hơn sau đó tích tụ trong cơ thể làm các bộ phận hoạt động cật lực, từ đó dẫn đến các bệnh suy thoái nguy hiểm.

Thật sự khi nói về gạo lứt có quá nhiều lợi ích, nhưng mặt khác cũng có vấn đề mà mọi người quan tâm ở mặt ngược lại, đó là thạch tín (Arsenic) trong gạo lứt gây hại cho cơ thể khi ăn vào. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thạch tín trong gạo rất rất thấp so với các dưỡng chất và hầu như không đáng kể. Thạch tín có thể được giảm đi khi chúng ta ngâm và vo kĩ gạo trước khi nấu, lượng chất này sẽ được loại bỏ đáng kể. Kèm theo, nếu kết hợp ăn uống cùng các thực phẩm dưỡng sinh để tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa thì vấn đề về thạch tín trong gạo lứt không còn đáng lo ngại.

Hãy sống theo quy luật tự nhiên, khi đó chúng ta mới có đủ sức khỏe từ thực phẩm ăn vào và cũng chính từ thiên nhiên ban tặng. Hãy biết đủ - đủ trong ăn uống và suy nghĩ để không phải bế tắc khi đối mặt với bệnh tật.

Mong rằng bài viết này có thể giải đáp được phần nào về thắc mắc của nhiều bạn khi bắt đầu áp dụng thực dưỡng. Các bạn có thể tìm hiểu tổng quát hơn về Phương pháp thực dưỡng ở http://cuocdoimoi.net/thuc-duong/thuc-duong-hien-dai-khong-112.html nhé!

 
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem08/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng