Thực dưỡng hiện đại

Hiểu rõ hơn về gạo trắng – mặt trái cần biết

Cập nhật704
0
0 0 0

Gạo là loại thực phẩm chính trong bữa cơm của mỗi gia đình. Từ gạo không chỉ nấu thành cơm mà còn chế biến rất nhiều món ăn khác như phở, bánh, mì, bún… Gạo không chỉ làm đầy bao tử mà còn đóng vai trò rất lớn trong sức khỏe của con người.

Bản thân gạo có giá trị dinh dưỡng rất lớn, nhưng ngày nay, qua cách canh tác, bảo quản gạo, chế biến gạo… người ta đã phần nào khiến cho loại thực phẩm này ẩn chứa những nguy cơ mà chưa một ai thật sự quan tâm.

Từ lâu chúng ta đã quen với độ mềm của cơm trắng cũng như sự tiện dụng do thời gian nấu ngắn hơn. Nhưng gạo trắng là hạt gạo bị tước đi cám và mầm, chỉ để lại nội nhũ. Sau đó, được chế biến để cải thiện hương vị, kéo dài thời hạn sử dụng và tăng cường các đặc tính chế biến. Gạo trắng được coi là carbs rỗng vì đã mất đi nguồn dinh dưỡng chính liệt vào hàng phế phẩm (làm thức ăn cho gia súc).
Gạo trắng Gạo xát quá kỹ, quá trắng, làm mất hết những vi chất giúp cân bằng chuyển hóa glucose và insulin trong máu. Không những thế, việc lựa chọn gạo không đúng cách có thể mang đến cho gia đình bạn vô vàn những hiểm họa bệnh tật.

Theo phân tích khoa học, trong cám gạo chứa rất nhiều chất xơ, vitamin như B1, B2, B3, B6, các acid như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), acid folic, phytic, các nguyên tố vi lượng quý giá như canxi, sắt, magie, selen, glutathion (GSH), kali và natri.

Lượng chất béo trong cám gạo rất cao (15-22%), thường dùng chiết xuất tinh dầu cám. Chất tinh dầu này là một hoạt chất có tác dụng chống acid hóa, ngăn chặn sự xâm nhập của tia cực tím, cản trở hoạt động bài tiết sắc tố melamin trong biểu bì, do đó có tác dụng phòng chống nám da. Vitamin E giúp da chống lại sự lão hóa…

 
 
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g gạo tẻ máy (Viện dinh dưỡng, 2007)Nhìn vào bảng này có thể thấy, hàm lượng các dưỡng chất trong gạo trắng khá thấp, đặc biệt là chất xơ - 0.4 g và magie – 14 mg trong 100g gạo thay vì ở gạo lứt là 3.4g chất xơ và 52mg magie.

Gạo xay xát kỹ mất đi thành phần rất nhiều nguyên tố vi lượng khá, chỉ còn lại lõi tinh bột – thứ sẽ được cơ thể chuyển hóa thành đường. Loại gạo này là nguyên nhân khiến cơ thể mất cân bằng và phát sinh bệnh tiểu đường và các bệnh đau thắt ngực, nhồi máu, suy tuần hoàn, rối loạn nhịp tim… Điều này có thể giải thích tại sao các nhà thực dưỡng lại sử dụng gạo lứt (gạo nguyên cám) để cân bằng cơ thể, điều trị một số bệnh lý.

CÁC NGUY CƠ BỆNH TẬT DỄ MẮC PHẢI KHI DÙNG NHIỀU GẠO TRẮNG

1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Mặt trái lớn nhất của cơm trắng là làm tăng lượng đường huyết trong máu. Không những thế, theo Lori Zanini, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng kiêm người sáng lập chế độ dinh dưỡng 7 ngày cho người bệnh tiểu đường, loại thực phẩm này còn sở hữu chỉ số glycemic phản ánh tốc độ tăng đường huyết sau bữa ăn cao. Chỉ số glycemic càng lớn thì bạn càng có nguy cơ phải đối mặt với bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo tốc độ cơ thể chuyển đổi carbs thành đường và hấp thụ vào máu. Gạo trắng có chỉ số GI là 64, trong khi gạo lứt có chỉ số GI là 55. Vì vậy, carbs trong gạo trắng được chuyển hóa thành đường huyết nhanh hơn so với gạo nâu. Đây có thể là một lý do tại sao gạo trắng có nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.

Các nghiên cứu tại Bệnh viện Denver Health (Mỹ) cũng cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 23% khi chúng ta ăn cơm trắng mỗi ngày. Nguyên nhân là do trong quá trình chế biến, các chất xơ và chất dinh dưỡng có đặc tính chống bệnh tiểu đường trong loại thực phẩm này bị loại bỏ gần hết.

Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra, thay thế gạo trắng bằng các loại thực phẩm chứa carb nguyên cám như gạo nâu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài gạo trắng, bạn nên hạn chế tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa carb tinh luyện như bánh mì trắng và nhiều đường để bảo vệ sức khỏe.

2. Hội chứng chuyển hóa

Một nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy, những người tiêu thụ cơm gạo trắng trong thời gian dài hơn có thể có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn người khác. Trên thực tế, phụ nữ tiền mãn kinh sử dụng cơm trắng có sẽ phải đối mặt với hội chứng này cao hơn so với người tiêu thụ nhiều ngũ cốc. Ngoài ra, Marisa Moore, chuyên gia y khoa kiêm người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho biết, loại thực phẩm này cũng góp phần gây béo phì và rối loạn lipid máu.
Biểu hiện của rối loạn chuyển hóaHội chứng chuyển hóa là tên của một nhóm các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường loại 2 và đột quỵ.

Những yếu tố này bao gồm:

• Huyết áp cao
• Đường huyết cao
• Mức chất béo trung tính cao
• Thừa mỡ bụng
• Mức cholesterol có lợi HDL thấp

3. Gây thừa cân, béo phì

Chế độ ăn kiêng chủ yếu chứa cơm gạo trắng đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Trên thực tế, gạo trắng là một loại ngũ cốc tinh chế. Theo các nghiên cứu tại Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, thay thế ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên cám có thể thúc đẩy khả năng kiểm soát cân nặng của bạn.
Thừa cân, béo phì do dùng gạo trắng và các chế phẩm gạo trắngDo gạo trắng gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, mọi người không nên sử dụng quá nhiều loại thực phẩm này.

Lời khuyên đưa ra, hãy chuyển sang sử dụng gạo lứt, các chế phẩm gạo lứt, các loại ngũ cốc nguyên cám… thay vì sử dụng gạo trắng và các chế phẩm gạo trắng.

Thay đổi một thói quen nào đó sẽ cần thời gian và kiên trì để có được sức khỏe tốt hơn. Nếu cần hỗ trợ, chia sẻ về các bệnh lý đang gặp phải đừng ngại để lại thông tin tại phần Bình luận hoặc liên hệ 0961586892- Cindy để được lắng nghe, cung cấp lộ trình phù hợp nhé!
 
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem09/08/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng