Thực dưỡng hiện đại

8 loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe trong Thực dưỡng

Cập nhật752
0
0 0 0
Phương pháp thực dưỡng hiện đại là một nghệ thuật sống bao gồm cả ăn uống và tập luyện cả về thể chất lẫn tinh thần giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tật.

Quan trọng và cốt lõi trong phương pháp này là cách ăn uống. Thực dưỡng là cách có thể giúp chúng ta tận hưởng hương vị món ăn thức uống vừa sử dụng món ăn thức uống đó như những vị thuốc để giúp cơ thể tự điều chỉnh để có một tình trạng hoạt động bình thường. Và trong ăn uống thực dưỡng, ngũ cốc nguyên hạt được chọn làm nền tảng thay vì gạo trắng và chế phẩm liên quan mà chúng ta vẫn hay dùng hàng ngày. Vì ngũ cốc nguyên hạt còn giữ lại được lớp vỏ cám chứa nhiều chất xơ và khoáng chất có lợi cho hoạt động tiêu hóa, cũng như tráng được bệnh tật.

Sau đây là 8 loại ngũ cốc lứt tốt cho sức khỏe được khuyên dùng theo Phuong pháp thực dưỡng hiện đại:

1. Gạo lứt (Brown Rice)

Trong các loại ngũ cốc thì gạo lứt lại được chọn là nền tảng của nền tảng trong thực phẩm sử dụng trong phương pháp này.

Gạo lứt là cả một thế giới dinh dưỡng đa dạng, là một loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt được chế biến ít hơn so với gạo trắng. Như đã đề cập, Gạo lứt chỉ được loại bỏ lớp vỏ (lớp vỏ cứng bảo vệ) từ hạt thóc, để lại lớp cám và mầm giàu chất dinh dưỡng. Nhờ vậy, gạo lứt vẫn giữ được các chất dinh dưỡng mà gạo trắng thiếu như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Ngoài việc là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời, gạo lứt còn cung cấp các hợp chất thực vật mạnh mẽ giúp phòng ngừa các loại bệnh về tim mạch, ung thư và lão hóa sớm.

2. Gạo lứt lúa mì (Wheat)

Gạo lúa mì nguyên hạt có dồi dào nhiều dưỡng chất khác nhau và chứa nhiều đạm proteine hơn gạo tẻ. Một vào giống lúa mì cung cấp nhiều dến 25% Tổng lượng calori của chúng trong thành phần đạm proteine. Giống như các loại hạt khác, gạo mì chứa nhiều vitamin B và dặc biệt rất nhiều vitamin E. Nó cũng chứa Canxi, phốt pho, sắt, bồ tạt và các chất khoáng khác. Thật không may, hầu hết các loại gạo mì được tiêu thụ hiện nay đều đã qua tinh chế và như thế đã bóc đi nhiều dưỡng chất quan trọng.

3. Bắp (Corn)

Bắp hay còn được gọi là ngô là loại ngũ cốc “tươi mát” nhất. Chúng giàu đạm chất, chất béo, carbonhydrat, muối khoáng, vitamin, đặc biệt là tiền vitamin A rất bổ dưỡng và là nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Ngô đặc biệt tốt cho tuyến giáp trạng, là ngũ cốc đặc trị các bệnh về tim mạch và ruột non.

Nhưng có điểm lưu ý là không khuyến khích dùng bỏng ngô vì lượng calories trong bòng ngô cao, trong quá trình chế biến làm mất đi một số chất dinh dưỡng và có nhiều tác hại cho sức khỏe.

4. Kê (Miller)

Hạt kê còn được gọi với cái tên là tiểu mễ, đây là một loại ngũ cốc tuy không phải là loại ngũ cốc chính tại nước ta, nó thường được sử dụng làm cháo hay bánh đa kê với giá trị dinh dưỡng cao. Không chỉ vậy hạt kê còn được ứng dụng trong điều trị một số bệnh từ xưa tới nay.
Hạt kê là một loại ngũ cốc có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như tinh bột, protein, lipid, rất giàu hàm lượng khoáng chất canxi, Photpho, đặc biệt có hàm lượng sắt rất cao, các loại vitamin nhóm B như B1, B2... Là những thành phần rất có lợi cho sức khỏe. Cho nên việc ăn thường xuyên hạt kê rất tốt cho cơ thể, đặc biệt những người kém hấp thu, mới ốm dậy...

5. Hắc mạch (Rye)

Hắc mạch hay được gọi là lúa mạch đen (buckwheat) được trồng nhiều ở Đông Nam Á, Trung Á, Tây Tạng, châu Âu… Còn ở Việt Nam, lúa mạch đen có hình tam giác nên có nhiều tên gọi khác nhau như tam giác mạch, mạch ba góc hay kiều mạch.

Lúa mạch đen chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Đây là một nguồn protein, chất xơ và carb phức tốt cho sức khỏe, cải thiện hệ tiêu hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ và béo phì.

6. Yến mạch (Oats)

Yến mạch là một loại thực phẩm ngũ cốc, có tên khoa học là Avena sativa và là một trong những loại ngũ cốc tốt nhất trên trái đất.

Yến mạch là loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm, khoáng chất, chất béo và các chất xơ hòa tan. Ngoài ra, chúng là loại ngũ cốc nguyên chất không chứa gluten và chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất hạ lipid như flavonoid, sterol, saponin...

Các nghiên cứu cho thấy yến mạch và bột yến mạch có nhiều lợi ích về sức khoẻ như cải thiện cơ bắp, hỗ trợ giảm cân, tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường…

7. Đại mạch (Barley)

Đại mạch là một loại thực phẩm phổ biến, thường là thành phần của bia, làm miso và mạch nha.

Đại mạch được dùng để làm giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp và cholesterol và thúc đẩy quá trình giảm cân. Nó còn được dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày và viêm ruột.

Một số người sử dụng đại mạch để tăng cường sức mạnh và sức dẻo dai. Các ứng dụng khác của đại mạch bao gồm khả năng phòng ngừa và điều trị ung thư phổi và viêm phế quản. Đại mạch còn được bôi lên da để điều trị mụn nhọt.
 
8. Kiều mạch (Buckwheat)


Kiều mạch thuộc nhóm thực phẩm được gọi là Pseudocereals (giả ngũ cốc), bên cạnh các loại giả ngũ cốc phổ biến khác như diêm mạch, hạt Amaranth. Mặc dù có tên là kiều mạch (Buckwheat) nhưng nó lại không liên quan đến lúa mì và không chứa gluten.

Giá trị dinh dưỡng của kiều mạch vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại ngũ cốc khác. Thành phần chính của kiều mạch là Carbs, sau đó là Protein, các khoáng chất và các chất chống oxy hóa.

Kết hợp ăn kiều mạch vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân, tốt cho sức khỏe tim mạch.
 
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem29/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng