Chữa bệnh tại nhà

Các phương pháp chữa dị ứng da tại nhà có hiệu quả?

Cập nhật462
0
0 0 0

Dị ứng da là gì?     

Dị ứng da là tình trạng phản ứng quá mẫn cảm khi hàng rào bảo vệ gan bị rối loạn và dị ứng da được xem là một phản ứng tự vệ của hệ miễn dịch khi cơ thể gặp những tác nhân gây kích ứng da. Các tác nhân gây dị ứng da có thể bắt nguồn từ những yếu tố như bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, thời tiết thay đổi, thực phẩm, thuốc hoặc vắc xin…
Đặc biệt, dị ứng da, nổi mẩn ngứa kéo dài khiến da viêm nhiễm (do trầy khi gãi) có thể xuất phát từ bệnh lý về gan hoặc do chức năng gan suy giảm, khiến khả năng đào thải chất độc trong cơ thể kém. Độc tố tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ phát tán dưới da và gây dị ứng da, mẩn ngứa.
Dị ứng da gây ra nhiều khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh
Dị ứng da gây ra nhiều khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh
Tình trạng dị ứng da có thể tập trung ở một khu vực nhất định như những vùng da mặt, lưng, cổ, tay, chân… một số trường hợp dị ứng da nặng có thể lan rộng ra toàn thân. Dị ứng da có một số triệu chứng cụ thể như:
 
  • Da khô nứt nẻ, bong tróc
  • Có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, châm chích, sưng đau, khó chịu
  • Da bị sưng viêm, phù nề, nổi mẩn đỏ
  • Nổi mề đay hoặc phát ban
  • Các đốm nhỏ li ti xuất hiện trên da
  • Mắt đỏ và ngứa
  • Họng, lưỡi, môi sưng
  • Da xuất hiện mụn nước, mủ
  • Dị ứng da mặt sưng đỏ, mẩn ngứa
 
Ngoài những triệu chứng cơ bản trên, dị ứng da có liên quan đến bệnh lý gan còn xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như: mệt mỏi, sốt nhẹ, hơi thở có mùi, đau tức hạ sườn phải, nổi mề đay, mẩn ngứa…
Dị ứng da có thể tự khỏi trong vòng vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh tái phát nhiều lần, người bệnh có nguy cơ bị phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ… nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

Cách chữa dị ứng tại nhà theo kinh nghiệm dân gian

Một số cách chữa dị ứng tại nhà theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người áp dụng như:
  • Tắm nước mát hoặc chườm lạnh

Phương pháp này giúp các mạch máu co lại, lượng máu vận chuyển tới khu vực tổn thương giảm đi, đồng thời có thể làm dịu vùng da bị tổn thương. Biện pháp tắm nước mát và chườm lạnh có thể đem lại hiệu quả với các trường hợp dị ứng da do tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật (chó, mèo) …
  • Dùng nha đam 

Nhờ vào các thành phần như vitamin, các axit amin, nước… đặc biệt với hoạt chất chống oxy hóa bên trong loại thảo dược này nên nhiều người dùng nó để dưỡng ẩm, làm dịu, giảm nóng, ngoài ra nhiều người còn dùng nha đam trong các trường hợp dị ứng da vì nha đam có tác dụng ức chế vi khuẩn, sát trùng và có thể ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
  • Bổ sung nhiều nước         

Uống nhiều nước giúp cơ thể và đặc biệt là gan thanh lọc độc tố hiệu quả hơn, do đó bổ sung nước là biện pháp đơn giản có thể cải thiện triệu chứng dị ứng da như ngứa ngáy, nóng rát, nổi mẩn đỏ…
  • Chữa dị ứng bằng cây thuốc Nam

Một số loại cây thuốc Nam được nhiều người tin tưởng và sử dụng để chữa dị ứng da như: Lá đơn đỏ, lá mướp, lá khế, rau hẹ, kim ngân, cam thảo đất… vì các loại cây này có tính ôn hòa, lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng cần phải kiên trì và đúng liều lượng mới có thể có đem lại hiệu quả.
Các loại cây thuốc Nam được nhiều người sSử dụng để chữa dị ứng tại nhà tuy nhiên hiệu quả chậm và tốn nhiều thời gianCác loại cây thuốc Nam được nhiều người sử dụng để chữa dị ứng tại nhà tuy nhiên hiệu quả chậm và tốn nhiều thời gian
  • Chữa dị ứng bằng mật ong

Với thành phần dinh dưỡng dồi dào như vitamin E, B, axit amin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có trong mật ong có thể tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, phục hồi hàng rào bảo vệ da, làm dịu và mềm da, tăng cường dưỡng ẩm, từ đó có thể cải thiện dị ứng da, ngứa da.
  • Chữa dị ứng bằng yến mạch

Yến mạch chứa hàm lượng kẽm dồi dào cùng với nhiều acid ferulic, beta-glucan, avenanthramides nên có thể làm dịu vùng da bị tổn thương, nóng da do dị ứng gây ra, đồng thời có thể giảm tình trạng khô ráp, dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng dị nguyên gây kích ứng dị ứng da.
  • Chữa dị ứng bằng cách tắm lá chè xanh

Theo Y học cổ truyền trà xanh có vị đắng, chát và có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Do đó, tắm lá chè xanh là mẹo được nhiều người áp dụng cho các trường hợp bị rôm sảy, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, nổi mề đay, mẩn ngứa….

Lưu ý khi sử dụng phương pháp chữa dị ứng nhà theo kinh nghiệm dân gian

Cho đến nay, các phương pháp chữa dị ứng theo kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng khoa học, do đó cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Hơn nữa, các biện pháp trên không áp dụng cho trường hợp dị ứng do bệnh lý gan mật. Đó là chưa kể việc áp dụng tùy tiện với những làn da nhạy cảm có thể khiến tình trạng bệnh nặng, phát sinh các triệu chứng cơ năng và tổn thương da.
Đặc biệt, các cách chữa dị ứng tại nhà không áp dụng cho trường hợp dị ứng mẩn ngứa khởi phát các triệu chứng như sưng cổ họng, sưng mí, đau bụng, thở khò khè, tiêu chảy, đau bụng… hay các trường hợp da bị lở loét, có dấu hiệu bội nhiễm. Những trường hợp dị ứng da có dấu hiệu sốc phản vệ như khó thở, tụt huyết áp, co thắt phế quản, nhịp tim chậm… cũng không nên dùng các mẹo chữa tại nhà, việc dùng các cách chữa dị ứng da tại nhà không chỉ không mang lại tác dụng mà còn khiến tình trạng nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
 
Các cách trị chữa dị ứng tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tạm thời các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm, khó chịu. Do đó, để các trường hợp dị ứng da tái phát thường xuyên và tổn thương da có mức độ nghiêm trọng nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị hiệu quả.

Thuốc hỗ trợ dị ứng da

Một số loại thuốc hỗ trợ dị ứng da được các bác sĩ cân nhắc cho bệnh nhân như:
 
Thuốc gây tê tại chỗ: Được sử dụng nhằm làm giảm triệu chứng dị ứng da mặt, ngứa da tay chân do chàm. Thuốc tác dụng gây tê trên bề mặt và ít hấp thu nên có thể dùng cho vùng da nhạy cảm, có vết thương hở.
 
Thuốc kháng Histamin: Thuốc kháng histamin tại chỗ được sử dụng nhằm ức chế phản ứng dị ứng và cải thiện tình trạng trên da. Loại này được điều chế nhiều dạng khác nhau như đường uống, dạng viên, dạng xịt…
 
Nhóm thuốc corticoid: Thuốc corticoid được chỉ định điều trị ngứa do viêm da dị ứng, viêm da do thần kinh, chàm, tổ đỉa, viêm da tăng tiết bã nhờn ở đầu, vảy cá thông thường và các dạng vảy cá khác, vảy nến, lupus ban đỏ hình đĩa, dị ứng da do tiếp xúc.   
Nguồnhewel.vn
Lượt xem07/11/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng