Thực dưỡng hiện đại

Ăn gì và không nên ăn gì khi áp dụng Phương pháp Thực dưỡng hiện đại?

Cập nhật706
0
0 0 0
Ăn uống trong Thực dưỡng hiện đại là cách chúng ta đưa những thực phẩm bên ngoài vào cơ thể đảm bảo cơ thể duy trì được quân bình – cân bằng nội môi để kích hoạt cơ thể tự thải độc và chữa lành. Thực dưỡng không phải là một phương pháp trị bệnh mà là một nghệ thuật ăn uống để kiến tạo sức khoẻ, nâng cao hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể tái lập lại quân bình và tự cơ thể chuyển hoá bệnh tật thành sức khoẻ lành mạnh. Cần phối hợp luyện tập cơ thể, tắm nắng, tắm cát và thư giãn tinh thần (thiền, yoga, cầu nguyện) khi áp dụng thực dưỡng. Thực dưỡng là trở về với tự nhiên, là sống phù hợp với trật tự của Tạo hóa.

Theo cấu trúc hàm răng trong 32 chiếc răng này sẽ có 8 chiếc răng cửa (4 ở trên, 4 ở dưới), 4 chiếc răng nanh (2 ở trên, 2 ở dưới), 8 răng cối nhỏ và 12 răng cối lớn. 12 răng cối lớn còn được gọi là răng nhai hay răng cấm. Mỗi nhóm răng đều có chức năng và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, cụ thể:

Răng cửa (tổng cộng 8 chiếc)

Răng cửa là những chiếc răng nằm phía trước của cung hàm, dễ nhận thấy nhất mỗi khi chúng ta cười nói. Răng cửa thường có hình dạng chiếc xẻng, có cạnh (gọi là rìa cắn) rất sắc bén. Nhiệm vụ của những chiếc răng cửa này là cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ đưa vào miệng.

Răng nanh (tổng cộng 4 chiếc)

Răng nanh nằm ở vị trí góc của cung hàm, sát ngay bên cạnh với răng cửa. Răng nanh có hình dáng ngọn giáo, mũ răng dày, rất nhọn và sắt. Nhiệm vụ chủ yếu những chiếc răng này là kẹp và xé thức ăn.

Răng hàm nhỏ (tổng cộng 8 chiếc)

Khác với răng cửa và răng nanh, răng hàm nhỏ có mũ răng hình lập phương, mặt cắn phẳng, trên mặt răng được chia thành 2 định đều và nhọn. Răng hàm nhỏ nằm giữa răng hàm lớn và răng nanh, được dùng để xé và nghiền nát thức ăn.

Răng hàm lớn (08 chiếc)

Đây là những chiếc răng lớn nhất của cung hàm. Mặt răng khá phẳng, có diện tích rộng, nên răng to, hình dáng rất phức tạp. Nhiệm vụ chính của những chiếc răng hàm lớn là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt vào dạ dày.

Tính tỉ số trên tổng 32 răng thì 12.5% là rang nanh, 37.5% là rang cửa và có tới 50% là răng hàm bên trong. Và thực phẩm ăn uống của chúng ta cũng dựa vào tỉ lệ trên với 50% ngũ cốc, 37.5% là các loại rau củ quả, còn lại 12.5% là thịt cá. Có thể quan sát rõ hơn qua Kim tự tháp dưới đây:
 
Nhìn vào Kim tự tháo dinh dưỡng có thể thấy, càng lên cao là những thực phẩm càng hạn chế lượng sử dụng. Vậy những thực phẩm nào nên và không nên ăn theo Phương pháp này?

1. Loại thực phẩm nên dùng:

Các thực phẩm nên ăn do dễ giúp cho cơ thể lập lại quân bình gồm:

Thức ăn chính:

- Cơm gạo lứt, cơm gạo lứt trộn xích tiểu đậu, hoặc trộn kê lứt/bạch quả/hạt sen.... Cháo gạo lứt, váng cháo gạo lứt, kem gạo lứt, kem gạo lứt rang.

- Yến mạch lứt dùng rất tốt, tuy nhiên không nên dùng thường xuyên như gạo lứt. Khi cơ thể bị tụt áp huyết, bị vết thương hay mắt có ghèn thì tạm ngưng ăn một thời gian.

- Đối với kiều mạch rất thích hợp dùng khi trời lạnh và rất lợi ích cho các bệnh âm, cho bệnh ung thư yết hầu, phổi, bao tử, đại trường. Tuy nhiên bệnh ung thư da không được ăn.

Thức ăn phụ:

Xà lách son, rau tần ô, rau má, rau cần tây, rau đắng, rau diếp quắn, bí đỏ (bí ngô), bí chanh, bông cải xanh, bộng cải trắng, bắp cải (cải nồi), cải rổ, cải bó xôi, cà rốt, củ cải trắng, đậu hoà lan, su hào, củ sen, ngưu báng, sắn dây, rau bù ngót, củ hành ta, củ hành tây, boa rô, hẹ, ngò rí (rau mùi), rau tía tô.

Thức ăn thêm:

- Rong phổ tai (Kombu), rong wakame, rong hiziki, tảo xoắn (spirulina). Các loại rong có màu xanh mỗi ngày ăn 5 gram (khoảng 1 muỗng súp), các loại có màu đen mỗi ngày ăn 5 gram, mỗi tuần ăn 2 lần. Người ăn chay trường mỗi ngày dùng 10gram và luân phiên thay đổi, mỗi ngày chỉ một thứ rong. Bệnh tuyến giáp cần hỏi người có kinh nghiệm thực dưỡng khi dùng rong biển hoặc chỉ sử dụng rong hiziki (tóc tiên) thật ít.

- Cá chép, cá cơm, cá bóng dậm, cá bóng trứng, cá lóc nhỏ, tép riu, con hàu, cá sông thịt trắng. Chọn cá đồng, không ăn cá nuôi. Có thể ăn thêm trứng gà ta (tuỳ bệnh), mỗi lần 1 trứng, mỗi tuần 3 lần với một ít nước tương cổ truyền (tamari).

2. Loại thực phẩm nào không nên ăn để áp dụng đúng và có hiệu quả trong Thực dưỡng hiện đại

Vì đặc tính và thành phần dinh dưỡng trong từng loại thực phẩm nên cần hạn chế trong quá trình theo Phương pháp Thực dưỡng.

- Không ăn thịt động vật, cá (ngoại trừ cá chép, cá cơm ...), các loại hải sản (trừ con hàu), các loại cà (như cà dĩa, cà pháo, cà tím...), măng, nấm, giá, cà chua, khoai lang tây, mướp, bầu, củ sắn (củ đậu) tiêu, ớt, đường, bánh ngọt, nước ngọt, cà phê, kem, nước đá, trái cây, đồ hộp, bánh chiên, bánh nướng dòn, không ăn quá nhiều các loại chất béo, dầu (kể cả dầu mè, dầu olive), nước cốt dừa.

- Không ăn cải bẹ xanh nhiều (nhất là đối với bệnh suy thận thì tuyệt đối không ăn một thời gian khi đang bệnh).

- Không ăn rau dền nhiều (nhất là đối với bệnh đau khớp xương, sạn thận, sạn mật).

 - Tạm thời không ăn các loại đậu (ngoại trừ xích tiểu đậu).

- Tạm thời không uống sữa đậu nành, có thể ăn một ít đậu phụ (đậu hủ) làm đông bằng rỉ muối hột, không ăn loại đậu hủ có thạch cao.

- Không dùng rượu, cà phê, trà tàu, thức uống ướp lạnh, sữa và các chế phẩm từ sữa. - Riêng về muối mè: mỗi chén cơm trung bình ăn khoảng 2 muỗng muối mè với tỷ lệ từ 15 đến 20 mè / 1 muối.

Có thể trong quá trình ăn uống chúng ta có một vài bữa không ăn đúng nhưng hãy quay lại quỹ đạo này sớm nhất có thể để đạt được hiệu quả trong chữa trị cũng như thấy được tác dụng hữu ích đối với sức khỏe sớm.




Tổng quan về Phương pháp Thực dưỡng hiện đại
Vì sao Gạo lứt là nền tảng Thực dưỡng hiện đại?


 
NguồnLương y Trần Ngọc Tài
Lượt xem13/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng