Lý giải về ăn uống:

Ăn đúng để tu tập thành tựu - cách ăn cho thế kỷ 21
Cơ thể mỗi con người có trung bình 5 lít máu. Chúng ta dung nạp vào 1 lít nước nữa là 6 lít. Nước tuần hoàn trong mỗi con người, ngày đêm phải qua 2 quả thận lọc 200 lần. Như vậy, thận “làm việc” 1.200 lần là bình thường, con người cũng vậy, có thể sống đến 80 tuổi vẫn bình an khỏe mạnh.
Nếu ngày uống 2 lít, thận phải “làm việc” 1.400 lần, cơ thể chịu nổi 70 năm, nhưng sức khỏe không tốt.
Ngày uống 3 lít nước, thận phải “làm việc” 1.600 lần, cơ thể sống đến 70 năm, nhưng thường hay yếu đuối và bệnh hoạn!
Theo ngành Y học (Bộ môn Tuần hoàn và Bài tiết học) : Chức năng điện giải của 2 quả thận, 24 giờ lọc 1.200 lần là vừa phải, quả thận sẽ được bền lâu, với điều kiện đừng cho nó lọc các thứ kích thích quá mức như:
- Rượu mạnh!
- Thức ăn quá cay!
- Mỡ động vật
- Dầu thực vật!
- Thực phẩm quá lạnh!
- Các thực phẩm bị nhiễm hóa chất!
Môi trường thay đổi & thức ăn cũng phải thay đổi
Cách đây 60, 70 năm, con người sống, ăn, uống 90% còn lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Vì vậy, họ sống với cây cỏ hiền hòa, bốn mùa rõ rệt, sông, suối thiên nhiên, khí hậu trong lành… Vì vậy, âm dương của vạn vật, tất cả đều được quân bình tự nhiên, nên người tu theo Thiền tông học không cần phải lo vấn đề ăn uống theo phương pháp âm dương
Còn hiện tại, chúng ta sống với thời đại văn minh công nghiệp cao, nên tất cả thực phẩm và các thức dùng hằng ngày hải theo công nghiệp. Vì vậy, âm dương bị đảo lộn, cộng với khí hậu bụi bậm, sông, suối bị ô nhiễm, thậm chí mạch nước ngầm sâu tận lòng đất cũng chịu chung số phận với sông, hồ trên mặt đất. Do đó, người tu theo Thiền tông học muốn đạt được kết quả tốt, bắt buộc cơ thể người tu theo pháp môn Thiền tông học âm dương phải được quân bình.
Lý giải về bệnh tiểu đường, tim mạch, đau nhức
Ăn đúng để tu tập thành tựu - cách ăn cho thế kỷ 21
Theo thống kê của ngành Y khoa, người bị các bệnh hiện nay, như:
Tiểu đường
Huyết áp
Đau nhức
Vì họ dung nạp vào cơ thể quá nhiều các thứ như sau:
Bệnh tiểu đường
- Ăn quá nhiều trái cây quá ngọt!
- Uống sữa ngọt quá nhiều!
- Dùng các thức ăn quá ngọt!
- Dùng bột ngọt để thế các thức ăn khác!
- Chất béo quá nhiều của những thức ăn nhanh!
- Uống nước tăng lực, thế nước uống và thức ăn!
Bệnh huyết áp
- Ăn thức ăn quá mặn!
- Dùng thức uống kích thích quá mạnh!
Chứng minh: Nếu người uống rượu trắng nhiều, chắc chắn sẽ bị bệnh cao máu, dù người đó có sức khỏe tốt đến đâu đi chăng nữa.
Bệnh đau nhức:
- Uống nước đá quá nhiều!
- Dùng trái cây thế cơm!
- Rau trái bị nhiễm hóa chất!
- Đặc biệt dùng trái cây trái mùa!
Các loại bệnh nói trên, vì chúng ta ăn sai thiên nhiên, nếu chịu khó biết ăn uống đúng theo thiên nhiên, chắc chắn cơ thể chúng ta đồng hành cùng sự sống, tuổi thọ được nâng cao và ít bệnh tật, đó là hạnh phúc mỗi người đang sống vậy.
Phân định âm dương cho thức ăn
Ăn đúng để tu tập thành tựu - cách ăn cho thế kỷ 21
Theo các Nhà Thực dưỡng học, họ phân định thực phẩm theo âm dương như sau:
Dạng hình thể:
DƯƠNG: Thon, cao, ít nước, nấu hay luộc mà dai.
ÂM: Nở ngang, nhiều nước, nấu hay luộc mà bở.
Dạng màu sắc:
Loại một: Thực phẩm DƯƠNG nhiều, gồm các màu: Đỏ, hồng, vàng.
Loại hai: Thực phẩm ÂM nhiều, gồm các màu: Đen, xanh, nâu tím.
Loại ba: Thực phẩm ÂM, DƯƠNG quân bình gồm các màu: Trắng và thiên về trắng, sáng
Chỉ chính xác từng loại thực phẩm:
Âm nhiều, gồm: Gừng, ớt, tiêu, mướp, chanh, me, cà ry, chao, giấm, kem lạnh, nước đá, thưc uống có đường, rượu, cà phê, đường cát, cà nâu, măng, giá, nấm, dưa leo, bắp chuối, khoai mì, môn tím.
Âm vừa, gồm: Rau muống, mồng tơi, su xanh, khoai mỡ, khoai tím, bí đao, mướp ngọt, củ sắn, khoai lang, nếp, các loại gạo mạch, tương, đậu phụ, mè, tương cải, va ni, rau răm, nước trái cây, bia, đường thốt nốt, đường thô, đường trái cây.
Âm ít, gồm: Bo bo, bắp, bầu, khổ qua, đậu ve, đậu đũa, rau dền, su hào, khoai mỡ trắng, khoai tây, bơ, mè, tỏi, rau cần, rau húng, quế.
Dương nhiều, gồm: Gạo lứt đỏ, củ sắn dây, củ khoai mài, muối tự nhiên, trà rễ đinh lăng, nhân sâm, hạt dẻ, trà già 3 năm trở lên.
Dương vừa, gồm:Hạt kê, gạo lứt trắng, mè đen, diếp quắn đắng, lá bồ công anh, rau đắng, xà lách xon, rau má, củ sâm, củ cà rốt, cà phê thực dưỡng, trà củ sen.
Dương ít, gồm: Bắp cải, bông cải, cải cay, cải ngọt, củ cải trắng, rau tần ô, rau câu chỉ, phổ tai, hồi, hoắc hương, rau mùi, hành, kiệu, rau diếp cá, ngò, nghệ, tương đậu nành, trà sắn dây, trà gạo rang, sữa thảo mộc, mạch nha, chất ngọt hạt ngũ cốc, chất ngọt mật ong, chất ngọt rau cải.