Thực dưỡng hiện đại

5 loại trà trong Thực dưỡng – uống trà ngon lợi sức khỏe

Cập nhật761
0
0 0 0

Hầu hết nhiều người thường có thói quen nhâm nhi ly trà khi gặp gỡ. Hay như Ba tôi thường châm ấm trà trước khi dùng cơm và dùng nó sau những bữa cơm tối như một thói quen. Nhưng với những loại trà xanh Ba uống, giàu chất chống oxy hóa nhưng cũng chứa nhiều caffein nên thường làm ba mất ngủ về đêm. Vậy câu hỏi đặt ra “Có loại trà nào vừa đủ để thưởng thức mà không ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Vậy hãy cùng Cuocdoimoi đi hết bài viết này để tìm hiểu thêm những thức trà bổ dưỡng và có thể hỗ trợ chữa bệnh nữa nhé!

1. Trà bình minh

Nói về các loại thức uống trong Thực dưỡng hiện đại, không thể bỏ qua trà bình minh. Trà bình minh là thức uống được sử dụng nhiều và rất tốt cho sức khỏe.

Thành phần trà bao gồm 5 thành phần: bột sắn dây, mơ muối, tương tamari, trà bancha và gừng.

Mỗi thành phần là một loại dược liệu có vẻ gần gũi nhưng mang lại nhiều lợi ích giúp cân bằng nội môi, hỗ trợ chữa lành cũng như phục hồi sức khỏe.

Tác dụng chính của trà bình minh:

- Uống Trà bình minh giúp đào thải độc tố gây hại cho cơ thể

- Giúp tái tạo mao trạng ruột, phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột

- Trà bình minh giúp chữa bệnh cảm cúm, và đau dạ dày hiệu quả

Cách pha trà:

Chuẩn bị: 1/6 quả mơ muối lớn, 1/2 thìa nước tương, 3-5 giọt nước cốt gừng, 1 thìa nước sạch, 1 thìa bột sắn dây, 1/2 chén nước trà bancha nóng.

Pha trà:

Cách 1: Cho mơ muối đã nghiền sẵn cùng các nguyên liệu còn lại vào ly khuấy đến khi bột tan và các nguyên liệu hòa vào nhau. Sau đó, cho nước tra bancha đang đun sôi vào hỗn hợp trên ( đảm bảo trà đủ sôi để làm chin bột sắn), sau đó vài giây khuấy đều rồi uống.

Cách 2: Cho mơ muối đã nghiền vào nồi cùng bột sắn dây và nước, khuấy đều. Sau đó cho trà ban cha đã nấu sắn và, bật bếp nấu cho đến khi bột sắn chin, bắc ra cho tương và nước cốt gừng vào.

Lưu ý: Uống trà khi còn nóng

2. Trà Bancha – Kukicha

Trà già là thứ uống cơ bản trong Thực dưỡng. Trà có nguồn gốc từ Ấn Độ và được du nhập và Trung Quốc, Nhật Bản thông qua Phật Giáo. Bancha: trà lá già. Kukicha: trà cành già.

Trà bancha là loại trà được làm từ những lá trà già của cây trà cổ thụ. Những lá trà này có tuổi đời từ 3 năm trở lên chính vì vậy mà loại trà này còn có tên gọi khác là trà lá già. Và Kukicha là thân trà của những cây trà lâu năm này. Ở Nhật Bản, Kukicha được xem là loại trà “nghèo” nhất vì nó gợi nhớ đến thời nghèo khổ của đất nước sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ II. Nhưng nó lại là loại trà cân bằng và tạo kiềm nhiều nhất.

Về hàm lượng caffein, trà xanh có nhiều nhất, Bancha (trà lá già) ít hơn, Kukicha (trà cành) chứa rất ít.

Công dụng:

- Hai loại trà có thể được dùng để giải khát, đây là lợi ích vượt trội hơn so với trà xanh vì lượng caffein trong trà xanh cao.

- Trà bancha có tính kiềm nhẹ, rất tốt cho tiêu hóa, cân bằng lại lượng axít trong dạ dày và có nhiều dược tính khác có thể kết hợp với mơ muối, sắn dây, hay tương tamari…

- Trà kukicha có tác dụng làm kiềm hóa dòng máu, làm chúng ta khỏe mạnh và sảng khoái hơn khi cảm thấy mệt. Nó cũng giúp xoa dịu chứng mất ngủ, viêm dạ dày và cảm giác buồn nôn. Kukicha là thức uống dùng tốt hàng ngày cho những người viêm thận, nhiễm trùng bàng quang, suy nhược thần kinh, bệnh tim, kém tiêu hóa và mệt mỏi nói chung.

Pha trà:

- Trà nên được pha trong bình gốm. Cho 1-2 muỗng cà phê lá trà vào đáy bình. Thêm 4 chén nước sôi. Hãm trong 5-10 phút. Bạn có thể điều chỉnh định lượng để phù hợp với khẩu vị.
Thay vì bỏ lá trà đi sau mỗi lần pha, đơn giản chỉ cần thêm vài lá trà cho lần pha kế tiếp, cho đến khi lớp lá dưới đáy bình dày đến khoảng 2cm. Trà bancha được khuyến khích không đun sôi, vì đun sôi khiến vị trà quá mạnh.

- Trà kukicha là loại trà được làm từ cành nên để ra được chất trà nên đun trà trên bếp khoảng 10 phút rồi cho ra bình sử dụng. Trà hầu như không có caffein nên có thể dùng cho trẻ em.

Khi trà già kết hợp với các nguyên liệu khác giúp trị bệnh:

- Trà già với tương cổ truyền: lợi ích cho các bệnh âm như thiếu máu, mệt nhọc, làm khoẻ khi tim đập nhanh, ngăn xuất huyết tử cung, ra máu cam, làm giảm đau, giảm khát, giảm nôn ói, ngăn ngừa chóng mặt, ngất.

- Trà già + tương + mơ muối lâu năm + nước cốt gừng : làm kích thích tiêu hoá, chống ung thư, giảm mệt nhọc, giúp lưu thông máu huyết, làm mạnh mạch tim.

- Sắn dây + Bancha: làm khỏe đường ruột,  đặc biệt là tiêu chảy, viêm ruột thừa, viêm thanh quản, ho gà.

3.Trà gạo lứt rang

Gạo lứt được biết đến là loại thực phẩm có nhiều chất xơ và tốt cho sức khỏe, đặc biệt trong việc thải độc. Và trà gạo lứt cũng có những tác dụng tương tự hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
Uống Trà gạo lứt rang có tác dụng thanh lọc gan, giúp giải độc tố, thanh nhiệt cơ thể. Trong trà gạo lứt rang có các chất dinh dưỡng như Inositol, Phospholipid và vitamin nhóm B giúp giải độc cho gan, kiểm tra bệnh xơ gan và cải thiện sự tái tạo tế bào gan. Không chỉ có thế, trà gạo lứt rang còn có tác dụng làm giảm sỏi thận. Xây dựng bộ xương chắc khỏe. Giảm hiện tượng đau đầu và cải thiện chức năng trí tuệ, tinh thần. Trà gạo lứt rang là một sự kết hợp vô cùng hoàn hảo các tác nhân giải độc và những tác nhân phù trợ não.

Cách nấu trà:

-Rang lượng gạo lứt vừa đủ theo khẩu vị trên bếp đến khi có mùi thơm nhẹ

-Bắc xuống và khử thổ gạo đã rang để tránh khô môi, lở miệng

-Sau đó, cho gạo đã rang vào ly hoặc bình giữ nhiệt. Cho 1-1,5 lít nước đun sôi vào chờ khoảng 10-15 phút. Chắt lấy nước uống, xác trà có thể ăn.

4. Trà Mu

Trà Mu là loại trà thảo dược đặc biệt được tiên sinh Ohsawa sáng chế dưa trên y lý thảo dược phương Đông gồm 16 loại thảo dược được kết hợp để tạo thành một thức uống rất Dương.
Trà Mu rất tốt cho các bệnh Âm như: cảm lạnh, dạ dày, cơ thể mệt nhọc và đặc biệt rất tốt cho các bệnh phụ nữ.

Công dụng hiệu quả của trà Mu với các trường hợp:

- Rối loạn hệ thống tiêu hoá, yếu bao tử

- Rối loạn hệ thống hô hấp, như ho bởi âm

- Rối loạn cơ quan sinh sản, đau bụng kinh hoặc kỳ kinh không đều

- Mắt bị tam bạch (lộ thêm phần trắng phía bên dưới tròng đen), cảm giác lạnh chân tay

- Trà Mu tốt cho bệnh nhân ung thư. Nhưng nếu bị táo bón hay cao huyết áp thì nên cẩn thận chưa dùng vội.

Cách dùng:

– Cho người khoẻ mạnh: nấu 1 gói với 3 tách nước (nửa lít – ¾ lít nước) trong 10 phút. Trà này giúp làm hết mệt mỏi, dương hoá cơ thể hơn và làm giảm cân. Pha 50% nước táo ép thành nước trà hoa quả tuyệt hảo.

– Cho người bệnh: nấu 1 gói với nửa lít nước trong 30 phút (nấu sôi 5 phút, để nhỏ lửa 25 phút) cạn bớt, đủ dùng cho 1 người 1 ngày. Có thể hâm lại trước khi uống hay pha vào ấm ủ.

5. Trà rễ bồ công anh

Bồ công anh là loại cây hoa được nhiều người biết đến như một loại cỏ dại. Tuy nhiên các hoạt chất có trong loài cây này lại vô cùng có lợi với sức khỏe con người. Một trong những phương pháp sử dụng hoa bồ công anh phổ biến nhất chính là chế biến loài cây này thành trà.

Công dụng của trà rễ bồ công anh gồm: Trợ tim, lọc máu, trợ dạ dày và ruột, lợi tiểu tiện, tán ứ kết, lợi ích trong các bệnh như viêm sưng, mụn nhọt, tiểu tiện khó khăn, phòng chống ung thư.

Nguyên liệu chuẩn bị:

- Rễ Bồ công anh khô
- Gừng thái lát
- Thảo quả
- nước lọc
- Mật ong

Cách pha trà:

-Trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị (trừ mật ong, đường) sau đó đun sôi trong vòng 5 – 10 phút.

-Tiến hành lọc lấy nước, thêm mật ong hoặc đường vào và uống.
Có thể thấy công thức pha trà này rất đơn giản đúng không. Chỉ với vài thao tác bạn đã có ngay một tách trà ngon, tốt cho sức khỏe mỗi ngày.
 
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem06/07/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng