Bệnh tật

​Mỡ nội tạng – Mối nguy cho sức khỏe

Cập nhật548
0
0 0 0
Mỡ trong cơ thể đóng vai trò vô cùng cần thiết để đệm và hỗ trợ các cơ quan, xây dựng các tế bào và dự trữ năng lượng. Lượng mỡ quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Hầu hết khi nhắc đến việc giảm cân sẽ tập trung chủ yếu vào việc giảm lượng mỡ có thể nhìn thấy.
Tuy nhiên, có một loại chất béo tiềm ẩn có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động của bạn, đó chính là mỡ nội tạng.

Mỡ nội tạng là một loại chất béo trong cơ thể và được lưu trữ trong khoang bụng nên không dễ nhận thấy. Nó nằm gần một số cơ quan quan trọng, bao gồm gan, dạ dày và ruột. Nó cũng có thể tích tụ trong vành động mạch. Loại mỡ này đôi khi được gọi là “chất béo hoạt động” vì nó có thể chủ động làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Có thể nhận biết mỡ nội tạng với những người béo bụng và thừa cân nhiều. Ở nam giới số đo vòng 2 trên 90cm được cho là có khả năng cao bị mỡ nội tạng và ở nữ con số này trên 80cm.

Nguyên nhân gây mỡ thừa nội tạng đến từ chế độ ăn nhiều carbohydrate, tình trạng viêm trong cơ thể và căng thẳng mãn tính. Chế độ ăn uống không lành mạnh làm tăng nguy cơ bệnh béo phì, căng thẳng mãn tính sẽ làm tăng tốc độ mắc bệnh bằng cách kích hoạt chất dẫn truyền thần kinh NPY và hormone cortisol. Điều này sẽ làm kích hoạt việc dự trữ nhiều chất béo nội tạng hơn. Và khi chất béo nội tạng tích trữ càng nhiều, độc tố trong cơ thể cũng do đó tăng lên.
Đó là lý do có câu nói “Trường đai đoản thọ” nghĩa là vòng bụng càng dài thì vòng đời càng ngắn.

Tác hại của mỡ nội tạng cho cơ thể:

• Tăng đề kháng insulin: Ngay cả khi bạn chưa từng bị tiểu đường hay tiền tiểu đường, bạn vẫn có thể bị tăng đề kháng insulin. Nguyên do là chất béo này tiết ra loại protein liên kết với retinol làm tăng khả năng đề kháng insulin.

• Ức chế hormone chất béo: Ngoài việc gây rối loạn với insulin, khi quá nhiều chất béo nội tạng cũng ức chế hormone adiponectin, hay còn gọi là “hormone chất béo”. Adiponectin hoạt động như một chất điều chỉnh chất béo, khi lượng hormone này quá ít có thể khiến cơ thể dư thừa chất béo hơn mức cần thiết. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, như huyết áp cao, tăng cholesterol LDL và VLDL (cholesterol xấu), giảm cholesterol HDL (cholesterol tốt), và tăng triglyceride máu (chất béo tự do trong máu).

• Tăng phản ứng viêm: Mỡ nội tạng lớn làm tăng phản ứng viêm, đặc biệt đối với gan. Điều này xảy ra khi các tế bào mỡ giải phóng các cytokine gây viêm và khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Chất béo nội tạng cũng gây khó khăn cho cơ thể trong việc đào thải độc tố.

Mang trong mình nhiều mỡ nội tạng dư thừa sẽ làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý nghiêm trọng kéo dài, đe dọa tính mạng.
Bao gồm:
• Đau tim và bệnh tim mạch
• Tiểu đường type 2
• Đột quỵ
• Ung thư vú
• Ung thư đại trực tràng
• Bệnh Alzheimer
• Vô sinh, hiếm muộn

Vậy làm sao để loại bỏ mỡ nội tạng?

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh


Điều cần thiết là tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Loại bỏ thực phẩm đã qua chế biến, nhiều đường, nhiều chất béo khỏi chế độ ăn uống của bạn. Tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh... Khuyến khích dùng thực phẩm từ nguồn gốc thực vật để đạt hiệu quả tối đa.

Ngoài ra, ăn chậm nhai kĩ là điều cần thiết để giảm mỡ và giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tập luyện phù hợp

Mỗi cân được giảm đi, sẽ giảm được một phần mỡ nội tạng. Có 2 trường hợp bị mỡ nội tạng: người béo phì, mỡ bụng quá nhiều, lớn tuổi khó vận động và những người vẫn còn vận động linh hoạt. Tùy vào từng trường hợp mà có những bài tập vận động cụ thể.

Đối với những người lớn tuổi, có mỡ bụng dày, hạn chế vận động, có bệnh tim mạch nên áp dụng các bài tập vận động nhẹ: đi bộ, giãn cơ, các bài tập chuyển động tại chỗ.

Ngược lại, với những người có thể vận động dễ dàng, linh hoạt ngoài đi bộ, giãn cơ, có thể kết hợp thêm các bài tập cường độ cao hơn để thải độc, giảm mỡ nhanh và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng cũng đóng một phần trong việc tích trữ mỡ nội tạng dư thừa. Điều này là xảy ra do khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gọi là cortisol, làm tăng lượng chất béo bên trong nội tạng. Bạn có thể tập thư giãn bằng cách thiền, hít thở sâu, nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc sách…

Ngủ đủ giấc

Bên cạnh đó, người lớn nên dành thời gian ngủ ít nhất 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu cho thấy những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ lượng chất béo nội tạng cao hơn.

Kết hợp thực dưỡng và trợ phương

Khi áp dụng phương pháp thực dưỡng, cơ thể sẽ lấy lại cân bằng và vì ăn uống Thực dưỡng chủ yếu sử dụng thức ăn giàu dinh dưỡng từ thực vật nên sẽ giúp đào thải chất độc và giảm mỡ.

Cùng với đó, áp dụng trợ phương – thảo dược thiên nhiên CHOLESOL giúp gan làm việc tốt hơn để cơ thể tự giải trừ Cholesterol, hết mỡ thừa gây xơ vữa động mạch, tan mỡ bụng, tan mỡ nội tạng, mỡ dưới da cằm và chung quanh cổ.

Nếu bạn đang có vấn đề về cân nặng và mỡ thừa, đừng ngại liên hệ 0961586892 (Cindy) để được lắng nghe và tư vấn lộ trình giảm mỡ hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật.


 
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem05/08/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng