Tập luyện

Đồng hồ sinh học cơ thể - Hiểu để sống khỏe

Cập nhật743
0
0 0 0
Chúng ta thường nghe nói rằng nên ăn sáng khoảng 7-9h sáng, đi ngủ trước 11h đêm hay ăn trước khi ngủ ít nhất 2-3 giờ đồng hồ. Vậy tại sao lại có những hoạt động theo những khung giờ như vậy? Hãy cùng Cuocdoimoi khám phá một kiến thức không mới nhưng cần thiết cho mỗi chúng ta nhé!

Theo y học Trung Hoa, cơ thể con người có hẳn một công cụ gọi là“Đồng hồ sinh học cơ thể”  để các cơ quan nội tạng để tự chăm sóc và điều tiết vào từng thời điểm cụ thể trong ngày dù sáng hay tối. Đồng hồ này hoạt động theo vòng tuần hoàn 12 giờ (gọi là Qi) dựa trên khái niệm về sự lên xuống theo chu kỳ và dòng chảy năng lượng khắp cơ thể để xác định cơ quan chịu trách nhiệm về từng bệnh tật liên quan.

Ví dụ, bạn thường thức giấc trong khoảng 3-5 giờ sáng, nguy cơ mắc bệnh phổi rất cao. Nếu bạn thường thấy khó chịu hoặc tức giận từ 1-3 giờ sáng, có thể bạn đang mắc bệnh gan. Đối với trường hợp bạn hay bị đau lưng vào cuối ngày làm việc, có thể bạn đang bị dồn nén cảm xúc sợ hãi hoặc có thể thậm chí các vấn đề về thận.

Trong khoảng thời gian 12 giờ sau khi gan hoạt động cao nhất (sau 3 giờ sáng), sẽ đến các cơ quan liên quan đến hoạt động hàng ngày tiêu hóa và đào thải. Các cơ quan đó bao gồm phổi, ruột già, dạ dày/ tuyến tụy, tim, ruột non. Đến giữa buổi chiều sẽ đến các cơ quan còn lại hoạt động. Mục đích là để di chuyển chất lỏng và điều chỉnh nhiệt trong cơ thể. Ngoài ra, có thể lọc và làm sạch cơ thể.

Thời gian cơ thể hoạt động như bảng sau:
Đồng hồ sinh học là hệ thống chi phối tất cả các hoạt động của cơ thể. Việc xây dựng giờ giấc sinh hoạt, làm việc theo nhịp sinh học giúp cơ thể học tập, làm việc hiệu quả và trở nên khỏe mạnh hơn. Hiện nay, rối loạn đồng hồ sinh học xảy ra rất phổ biến do thay đổi múi giờ liên tục, làm việc quá 8 giờ đồng hồ, thời gian ăn/ ngủ thất thường… Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ghi nhớ, tiếp thu, gây suy giảm sức khỏe, hệ miễn dịch và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Do đó để khôi phục lại đồng hồ sinh học, bạn nên sắp xếp lịch trình hoạt động hiệu quả với một vài ví dụ như sau:

• Nên ăn sáng trong vòng 90 phút sau khi thức dậy để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, đồng thời giúp tinh thần thoải mái và tràn đầy hứng khởi cho một ngày mới.

• Hormone cortisol có xu hướng tăng lên vào 6 – 8 giờ sáng hằng ngày. Do đó, bạn nên tránh sử dụng các loại thức uống chứa caffeine trong thời điểm này. Theo các chuyên gia, nên sử dụng cà phê và đồ uống chứa caffeine sau 9:30 sáng.

• Như đã đề cập, ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học. Vì vậy, nên để cơ thể tiếp xúc với ánh sáng trước 10 giờ sáng và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử sau 10 giờ tối. Điều này giúp não bộ phân biệt chu kỳ ngày – đêm, từ đó bài tiết ra các hormone tương ứng cho từng hoạt động.

• Tập thể dục vào sáng sớm sau khi thức dậy hoặc 5 – 7 giờ chiều hàng ngày.

•  Nên ăn tối trước 7 giờ tối hoặc muộn nhất là 8 giờ tối.

•  Thực hiện các hoạt động thư giãn, dành thời gian nghỉ ngơi từ sau 9 giờ tối trở đi và cần ngủ đủ 7 giờ/ đêm. Ngoài ra, bạn cũng có thể chợp mắt trong 30 phút vào buổi trưa để cơ thể phục hồi và có đủ năng lượng làm việc, học tập vào buổi chiều.
 
Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn nắm rõ thời gian hoạt động của nội tạng giúp chúng ta biết cách điều chỉnh thói quen tránh tình trạng một bộ phận nào đó hoạt động quá mức hoặc sai lệch gây ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.


 
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem29/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng