Bệnh tật

Môi khô nứt nẻ - Nguyên nhân và cách chữa lành

Cập nhật831
0
0 0 0

Môi khô là hiện tượng xuất hiện ở hầu hết tất cả mọi người và mọi lứa tuổi. Và phần lớn mọi người khi khô môi, môi nứt nẻ sẽ nghĩ ngay đến thiếu nước và bổ sung thật nhiều nước. Nhưng sự thật có phải như vậy không, hãy cùng tìm hiểu với Cuocdoimoi nhé.

Trên cơ thể con người, cấu trúc của môi không giống với cấu trúc da của các bộ phận khác. Da thường được cấu tạo từ ba lớp tách biệt: biểu bì, trung bì và hạ bì. Biểu bì chính là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, chúng bao gồm các tế bào đã chết. Melanocyte - các tế bào tạo ra melanin (nhân tố tạo nên màu da của chúng ta khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời) - được các nhà nghiên cứu tìm thấy trong lớp biểu bì. Phần cấu trúc chính của lớp trung bì là sợi collagen, sợi đàn hồi và các mô liên kết- giúp cho làn da khỏe mạnh, linh hoạt, và giúp mang lại sự trẻ trung cho chúng ta. Lớp hạ bì ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể.

Môi không có lớp biểu bì hay còn gọi là lớp sừng có chức năng bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài và giảm khả năng mất nước như được tìm thấy ở vùng da khác. Một khác biệt lớn nữa đó là môi không có tuyến bã nhờn để sản sinh ra dầu và tuyến mồ hôi bổ sung độ ẩm cho da. Do đó, nguồn cung cấp độ ẩm duy nhất của môi là nước bọt bên trong miệng.

Chính vì cấu trúc môi có thể thấy với thể trạng bình thường môi khô hơn da ở những vùng khác trên cơ thể.

Các nguyên nhân cụ thể làm khô môi:

1. Thời tiết thay đổi làm giảm độ ẩm trong không khí

Độ ẩm thấp trong không khí được cho là nguyên nhân khiến môi nứt nẻ. Không khí khô sẽ hút ẩm từ da nên mọi người thường bị nứt nẻ môi vào những thời điểm lạnh hơn trong năm.
Các bạn cũng có thể kiểm chứng khi chúng ta trong môi trường kín với nhiệt độ phòng thấp. Môi sẽ trở nên khô hơn so với nhiệt độ bình thường.

Tránh nhiệt độ lạnh có thể giúp kiểm soát môi nứt nẻ và da khô.

2. Liếm môi

Một nguyên nhân phổ biến khác của môi nứt nẻ là thói quen liếm môi. Khi môi của một người bị khô, theo bản năng, họ sẽ liếm chúng để bổ sung độ ẩm.
 
Mặc dù liếm có thể tạm thời làm ẩm môi, nhưng thói quen này có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Nước bọt từ lưỡi có thể tiếp tục lấy đi độ ẩm của môi, làm môi khô hơn vì khi nước bọt bay hơi, nó kéo hơi ẩm khỏi bề mặt môi.

3. Mất nước

Môi không chứa các tuyến tạo dầu như da của bạn, vì vậy môi có thể bị khô và trở nên nứt nẻ rất dễ dàng. Trên thực tế, khô môi cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể bị mất nước. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, đôi môi của bạn sẽ trở nên khô và bong tróc. Hơn nữa, hoạt động liên tục ngoài trời, kết hợp với gió và tiếp xúc với tia cực tím, có thể dẫn đến mất nước và khiến đôi môi nứt nẻ nhanh chóng hơn. Nên uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày.

4. Các thành phần từ sản phẩm trang điểm môi

Hiện tại, trên thị trường ngành hàng làm đẹp đang rất phát triển, đặc biệt là các sản phẩm cho môi. Đa số nữ giới đều son môi trước khi ra khỏi nhà và son càng lì, mà càng đẹp thì càng thu hút. Một thành phần không thể thiếu để tạo độ lì khi chế tạo son môi là chì và tất cả các son môi đều chứa một hàm lượng chì nhất định. Chất này sẽ làm môi của bạn thâm và khô hơn sau mỗi lần sử dụng.

Ngoài ra, mọi người có thể bị dị ứng với một số thành phần trong các sản phẩm dành cho môi, đặc biệt là chất tạo màu hoặc nước hoa. Sử dụng sản phẩm dành cho môi có chứa chất gây dị ứng có thể khiến môi bị khô, đỏ và nứt nẻ.

5. Tác hại của ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên trong mùa hè cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn. Tia cực tím của ánh nắng mặt trời có thể gây tổn thương đáng kể cho môi và dẫn đến khô và nứt nẻ.

Tác hại của ánh nắng mặt trời cũng có thể dẫn đến một tình trạng gọi là dày sừng actinic, gây ra các vết sần sùi hình thành trên môi.

6. Các loại thuốc tây

Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, hóa trị liệu…có thể gây mất nước như một tác dụng phụ.Thuốc trị mụn có thể chứa các thành phần, chẳng hạn như axit salicylic hoặc benzoyl peroxide, có thể làm khô môi. Những thành phần này cũng có thể dẫn đến môi khô nứt nẻ.

7.Các bệnh lý gây thở miệng

Nhiều các bệnh lý như cảm sốt làm nghẹt mũi, ngáy hoặc mắc chứng ngưng thở buộc chúng ta phải thở bằng miệng. Thở miệng làm cho hơi thở liên tục đi qua đôi môi của bạn làm môi khô nhanh chóng. Trong những tình huống này, tốt nhất là để giữ cho đôi môi của bạn ẩm suốt cả ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Nếu tình trạng kéo dài cần thăm khám để tìm ra giải quyết tốt nhất.

Các cách có thể tham khảo giúp phục hồi đôi môi khô nứt của bạn:

Hãy dùng son dưỡng có thành phần không màu để tạo độ ẩm giúp mềm môi và tránh tác hại của phẩm màu đối với môi. Tránh xa các sản phẩm có chứa hương thơm, long não, tinh dầu bạc hà và axit salicylic. Nên tránh tẩy tế bào chết cho đôi môi vốn đã khô và bị kích ứng vì có thể khiến tình trạng tệ hơn.

Chữa lành bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên như: nha đam, dầu dừa, mật ong, dưa chuột hay trà xanh. Nha đam, dầu dừa và mật ong đều có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đồng thời dưỡng ẩm và làm dịu da trên môi.

Uống thêm nước khi cơ thể khát để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nhưng đừng uống và lạm dụng quá nhiều nước vì thận của bạn sẽ không thích điều này.

Ngoài ra, hạn chế hút thuốc lá và sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi không thật sự cần thiêt để tráng làm mất nước cho đôi môi bạn.

Nhận biết được các nguyên nhân gây tình trạng khô môi nứt nẻ, bạn cần cảm nhận cơ thể đang gặp vấn đề gì để có thể tìm đúng nguyên nhân và cách chữ trị để giữ đôi môi luôn khỏe đẹp, tươi tắn giúp bạn tự tin trong mọi tình huống nhé.
 
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem24/07/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng