Thực dưỡng hiện đại

​6 loại hạt làm nên nồi cơm đầy dưỡng chất

Cập nhật648
0
0 0 0

Thực dưỡng hiện đại chọn gạo lứt làm nền tảng thay vì gạo trắng, bởi vì gạo lứt còn lớp cám chứa đựng đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nhưng khi chuyển sang ăn gạo lứt cảm giác của người ăn sẽ là khô và không được dẻo, thơm như cơm gạo trắng. Chính vì vậy, dù biết gạo trắng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe nhưng thay đổi thói quen rất khó với nhiều người.

Và thật may, Cuocdoimoi được nghe các nhà Thực dưỡng hiện đại như bác Lương Trùng Hưng và Bác Trần Ngọc Tài chia sẻ cách nấu cơm gạo lứt ngon, mềm và đầy đủ dưỡng chất.

Cơm được nấu với 6 loại hạt sau:

1. Gạo lứt
Gạo lứt đỏVì gạo lứt là nền tảng và mang trong mình cả thế giới dưỡng chất nên dây là món tiên quyết và đứng đầu. Gạo lứt là cả một thế giới dinh dưỡng đa dạng, là một loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt được chế biến ít hơn so với gạo trắng. Như đã đề cập, Gạo lứt chỉ được loại bỏ lớp vỏ (lớp vỏ cứng bảo vệ) từ hạt thóc, để lại lớp cám và mầm giàu chất dinh dưỡng. Ngoài việc là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời, gạo lứt còn cung cấp các hợp chất thực vật mạnh mẽ.

2. Hạt kê
Hạt kê vàngHạt kê là một loại ngũ cốc có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như tinh bột, protein, lipid, rất giàu hàm lượng khoáng chất canxi, Photpho, đặc biệt có hàm lượng sắt rất cao, các loại vitamin nhóm B như B1, B2... Là những thành phần rất có lợi cho sức khỏe. Cho nên việc ăn thường xuyên hạt kê rất tốt cho cơ thể, đặc biệt những người kém hấp thu, mới ốm dậy…  
 
3. Hạt diêm mạch (quinoa)


Diêm mạch (quinoa).Diêm mạch là loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật duy nhất có thể cung cấp đầy đủ các loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người cần có.

Hàm lượng protein trong diêm mạch rất cao, tương đương với hàm lượng trong trứng. Protein chiếm tới 16 - 20% khối lượng. Hơn thế nữa, đây còn là những loại protein rất tốt và chất lượng - albumin và globulin.

Hàm lượng chất béo, chất xơ và các vitamin trong hạt diêm mạch cũng tương đối cao và là những dưỡng chất rất tốt và cần thiết.

4. Đậu đỏ

Xích tiểu đậu.Phân tích đậu đỏ phát hiện thấy một số thành phần chính như nước, protit, gluxit, lipit, chất xơ... Đồng thời, nó còn chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất như globulin, vitamin A1, B1, B2, canxi, photpho, sắt, natri, mangan, magie... Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú, đậu đỏ là nguồn thực phẩm có giá trị, đem lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe như khả năng chống oxy hóa, ổn định huyết áp, tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, tốt cho làn da, ngăn ngừa bệnh tim mạch...

5. Đậu đen

Đậu đen xanh lòng.Đậu đen cũng cung cấp nhiều loại dinh dưỡng thực vật như saponin, anthocyanins, kaempferol và quercetin, tất cả các hợp chất này đều có đặc tính chống oxy hóa.

Cũng giống như nhiều loại đậu khác, đậu đen chứa tinh bột, một dạng carbohydrate phức tạp. Tinh bột hoạt động như một kho dự trữ năng lượng đốt cháy chậm cho nên cũng được cơ thể tiêu hóa chậm, ngăn chặn sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu.

6. Đậu xanh

Đậu xanh.Đậu xanh có nhiều chất chống oxy hoá và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể: chất xơ, protein, axit béo Omega-3, các vitamin E, vitamin nhóm B, C, tiền vitamin K, acid folic và các khoáng chất Ca, Mg, K, Na, Zn, sắt, flavonoid và carotenoid.

Đậu xanh rất tốt cho tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa ung thư đại tràng, tốt cho tim mạch…

CÁCH NẤU:

Bước 1: Ngâm gạo lứt từ 4 – 8 tiếng trước khi nấu
Bước 2: Ngâm các loại hạt còn lại 15 – 30 phút trước khi nấu
Bước 3: Vo sạch gạo lứt và các loại hạt cho vào nồi cơm điện, cho thêm nước sao cho tỉ lệ nước và gạo cùng các loại hạt là 1.8 : 1, có thể cho nước gấp đôi nếu muốn ăn mềm hơn.
Bước 4: Cắm điện, bật nút nấu và đợi cơm chín
Bước 5: Cơm ráo nước xới lên, đậy nắp đợi thêm 10 -15 phút, cho ra bát ăn cùng với muối mè.
Cơm ngũ cốc và gạo lứt
Tỉ lệ các loại hạt tùy theo sở thích và khẩu vị của từng người. Nấu cơm gạo lứt theo cách này sẽ giúp cơm thơm, mềm và khi ăn mang theo hương vị bùi bùi của các loại hat. Món cơm mang đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, vì vậy có thể sử dụng trong 1-2 bữa chính/ ngày cùng muối mè (muối mè đậu phộng) mà không cần thức ăn khác để mau chóng lấy lại quan bình cho cơ thể.

Lưu ý: không dùng muối mè cho người bệnh thận.

Hy vọng qua bài viết có thể giúp bạn đọc có được cách nấu cơm gạo lứt ngon giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật thay vì ăn cơm gạo trắng!

Nếu cần hỗ trợ hay có bất kì thắc mắc nào, đừng ngại để lại bình luận hoặc liên hệ 0961586892 – Cindy để biết thêm chi tiết nhé!
NguồnLê Liến (Ms.)
Lượt xem10/08/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng