Bệnh tật

Triệu chứng và nguyên nhân của các loại bệnh đái tháo đường

Cập nhật271
0
0 0 0

Đái tháo đường, thường được gọi là bệnh tiểu đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao.  Insulin có chức năng chuyển đường từ máu vào các tế bào của bạn để lưu trữ hoặc sử dụng dưới dạng năng lượng. Với người bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra khiến lượng đường trong máu tăng lên.

Đường huyết cao không được điều trị do bệnh tiểu đường có thể gây hại cho thần kinh, mắt, thận và các cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường được phân ra thành 4 loại khác nhau:

Bệnh tiểu đường loại 1 (Type 1) là một bệnh tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy (beta), nơi tạo ra insulin. Loại bệnh này chiếm 10 phần trăm những người mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi cơ thể bạn trở nên đề kháng với insulin dẫn đến đường tích tụ trong máu. Tỉ lệ loại này chiếm đến 90% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường thai kỳ là lượng đường trong máu cao khi mang thai. Hormone ngăn chặn insulin do nhau thai sản xuất gây ra loại bệnh tiểu đường này. Bệnh được chẩn đón vào 3 tháng giữa hoặc cuối thai kì và không có dâu hiệu đái tháo đường loại 1 và loại 2 trước đó.

Đái tháo đường do các nguyên nhân khác: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô...

Các triệu chứng tiểu đường xảy ra là do lượng đường trong máu tăng cao. Các triệu chứng đó bao gồm:

- Nhanh đói

- Nhanh khát

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

- Đi tiểu thường xuyên

- Mắt mờ

- Vết loét khó lành

Ngoài các triệu chứng chung của bệnh tiểu đường, nam giới mắc bệnh tiểu đường có thể bị giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương (ED) và sức mạnh cơ bắp kém.
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cũng có thể có các triệu chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men và da khô, ngứa.

Ở mức độ khác nhau mà triệu chứng của từng loại bệnh cũng khác nhau:

Bệnh tiểu đường loại 1 các triệu chứng bao gồm:

- Cơn đói cực độ

- Cơn khát cả ra thường xuyên hơn

- Giảm cân không chủ ý

- Đi tiểu thường xuyên

- Mờ mắt

- Mệt mỏi

- Thay đổi tâm trạng

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 có thể bao gồm:

- Cơn đói tăng

- Cơn khát tăng dần

- Đi tiểu nhiều hơn

- Mờ mắt

- Mệt mỏi

- Vết loét chậm lành

Tiểu đường loại 2 cũng có thể gây nhiễm trùng tái phát. Điều này là do lượng glucose tăng cao khiến cơ thể khó chữa lành hơn loại 1.

Tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không có bất kỳ triệu chứng nào. Tình trạng này thường được phát hiện khi xét nghiệm đường huyết định kỳ thực hiện từ tuần thứ 24 đến 28 của tuổi thai.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 1

Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 1. Vì một lý do nào đó, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Nguyên nhân cũng có thể do vi-rút gây ra cuộc tấn công hệ thống miễn dịch.

Bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường loại 2 bắt nguồn từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và lối sống. Thừa cân hoặc béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mang thêm trọng lượng, đặc biệt là ở bụng, làm cho các tế bào của bạn có khả năng chống lại tác động của insulin đối với lượng đường trong máu.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Nhau thai tạo ra các hormone làm cho các tế bào của phụ nữ mang thai ít nhạy cảm hơn với tác động của insulin. Điều này có thể gây ra lượng đường trong máu cao khi mang thai. Phụ nữ thừa cân khi mang thai hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ rất dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
 
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem23/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng