Bệnh tật

Sinh viên và thói quen bỏ bữa nhiều tác hại

Cập nhật1544
0
0 0 0
Bởi vì điều kiện học tập và đặc biệt phải sống xa nhà nên việc bỏ bữa ở sinh viên là điều không còn lạ lẫm khi nghe tới. Ở tuổi sinh viên – độ tuổi tràn đầy sức sống, cần sức khỏe để có thể học tập và cống hiến thì nhiều bạn lại buông lỏng bản thân theo những thói quen không mấy lành mạnh trong đó thói quen bỏ bữa là điều đáng bận tâm.

Khi bỏ bữa, cơ thể bị đói lượng đường trong máu giảm xuống, khiến khả năng suy nghĩ của bạn bị gián đoạn. Não bộ sử dụng glucose để hoạt động hiệu quả và nếu não không có đủ glucose để sử dụng, sẽ không hoạt động ở mức 100%. Lượng đường trong máu thấp khiến mọi người cảm thấy cáu kỉnh, bối rối và mệt mỏi. Cơ thể bắt đầu tăng sản xuất cortisol, khiến chúng ta căng thẳng và nôn nao. 

Bỏ bữa cũng có thể khiến quá trình trao đổi chất chậm lại, có thể gây tăng cân hoặc khó giảm cân. Đây là vấn đề nhiều bạn sinh viên gặp phải. Vì để giảm cân mà bỏ bữa nhưng lại có tác dụng ngược.

Ngoài ra, việc bỏ bữa ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tiêu hóa. Đặc biệt, bạn dễ rơi vào tình trạng đau dạ dày. Mà điều này thật sự không mấy dễ chịu và có thể dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật hơn.

Bỏ bữa nhiều tác hại vậy tại sao sinh viên lại hay bỏ bữa?

1. Sống xa nhà – không có người thúc ép

Phần lớn sinh viên trong đó có Việt Nam đều phải xa nhà lên các thành phố lớn để học tập và sinh sống, chính ngay lúc này mọi hoạt động đều thay đổi và tự thân làm lấy kể cả ăn uống. Đối với nhiều bạn trẻ từ bé đã được nuông chiều và chưa từng suy nghĩ hay tự chuẩn bị bữa ăn mà tất cả đều do Mẹ hay người thân lo, bạn chỉ việc ngồi vào bàn đã có cơm ngon canh ngọt mà đôi khi lại còn không muốn ăn mà phải để người lớn nhắc nhở. Chính vì vậy, khi xa nhà bạn chẳng hề biết nấu một món nào và cũng không có ai để thúc ép trong việc ăn uống. Nên việc bỏ bữa vì phải bước ra thế giới bên ngoài không có gia đình thì không có gì để bàn cãi.

2. Không biết nấu ăn

Đối với một số bạn khi lên đến đại học vẫn không biết nhiều về nấu ăn nên họ lạm dụng các thức ăn nhanh, món ăn hàng quán hay các món ăn vặt để thay thế bữa chính. Lâu dần bạn sẽ cảm giác ngấy và chán ăn những thức ăn đó nhưng bạn không hề biết nấu ăn thế thì sẽ rơi vào tình trạng bỏ bữa.

3. Lười

Lười ở đây bao gồm cả lười ăn, lười uống, lười nấu…và thậm chí là lười thức dậy. Ở trong mỗi người, bện lười luôn tồn tại vì đó chính là phanh giúp chúng ta nghỉ ngơi khi cứ hoạt động quá nhiều ở khía cạnh tích cực và lười đúng lúc. Nhưng ngược lại, nếu không đi học hay có việc gì thì nhiều bạn có thói quen tối thức khuya thật khuya rồi ngủ nướng vào ngày hôm sau, có bạn thậm chí ngủ đến xế chiều. Vậy nên, chỉ ngủ thôi đã hết ngày lấy đâu ra thời gian nấu ăn hoặc đi kiếm gì cho no bụng.

4. Không biết cách sắp xếp thời gian

Sinh viên cũng sẽ có những bạn không chỉ học mà còn đi làm thêm hoặc tham gia các hoạt động ở trường nên thời gian biểu luôn bận rộn. Chính vì sự bận rộn này nên nhiều bạn không hề quan tâm đến bữa ăn cũng như sức khỏe của mình. Chỉ đến khi kiệt sức và có dấu hiệu đau ốm mới quan tâm rằng mình có vấn đề gì. Việc sắp xếp các hoạt động và dành cho bản thân thời gian ăn uống phù hợp là rất cần thiết.

Thật ra cũng không khó để chúng ta có thể ăn đều đặn tránh bỏ bữa gây hại cho sức khỏe cũng như hiệu quả học tập bằng một vài mẹo sau:

- Ăn các bữa nhỏ và thường xuyên trong ngày thay vì bỏ bữa. Bạn không cần giành cả tiếng đồng hồ để dùng bữa, nhưng hãy đảm bảo cơ thể bạn không bị bỏ đói.

- Luôn luôn có một món ăn nhẹ như sữa chua hoặc một thanh granola để giữ bạn không bị đói cho đến bữa ăn tiếp theo của bạn.

- Ăn đồ ăn nhẹ giàu protein và chất xơ. Chúng sẽ giúp bạn no lâu hơn. Hãy thử vài món ăn với các ngũ cốc lứt như gạo lứt, bún phở lứt… bạn sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng và lâu bị đói hơn đấy.

- Lên kế hoạch cho bữa ăn của bạn trước hoặc chuẩn bị chúng vào đêm hôm trước. Hãy giành một ít thời gian để bạn có thể thư giãn khi nấu một vài món đơn giản cho chính mình. Nếu bạn ở kí túc xác hãy giành thời gian đó để nghĩ xem ngày mai mình ăn những món gì để tránh tình trạng đến giờ ăn và bối rối không biết ăn gì dẫn đến bỏ bữa nhé.

- Đặt báo thức đổ chuông vào giờ ăn trưa nếu bạn có lịch học và làm việc cả ngày. Sẽ rất tốt nếu có ai đó nhắc nhở mình ăn uống, nếu không hãy tự mình làm nó vì sức khỏe của mình.

- Hẹn đi ăn với bạn bè. Bạn không thể bỏ bữa nếu đã lên kế hoạch với bạn bè trước đó.

Dù thế nào đi nữa, sức khỏe là điều cần ưu tiên trước nhất. Có sức khỏe chúng ta mới làm được nhiều những điều mình muốn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên sẽ có được nhận thức về ảnh hưởng của việc bỏ bữa và có được một vài mẹo nho nhỏ để cơ thể không bị đói vì bỏ bữa nhé!
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem05/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng