Dinh dưỡng

​Nước dừa và mặt trái của lợi ích

Cập nhật283
0
0 0 0
Trời đang vào độ nắng nóng, bạn sẽ có thể đập tan cơn khát với vài quả dừa lạnh và tưởng tượng ra khung cảnh hơi gió biển mát rượi, tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng cùng chiếc ghế dài ngả lưng nó thoải mái làm sao. Như nhiều người đã biết, nước dừa là loại thức uống giúp giải khát và bù nước rất tốt cho cơ thể. Có người thậm chí uống nhiều quả một ngày.
Thực tế, nước dừa chứa nhiều loại khoáng chất và giàu vitamin nên mang lại những lợi ích nhất định cho cơ thể như giúp chống oxy hóa, cung cấp dưỡng chất, làm hạ huyết áp... 

Theo Đông y, nước dừa có tính hàn, tác dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Không chỉ làm nước giải khát, nước dừa còn có tác dụng như làm đẹp da, tăng sức khỏe tim mạch và được dùng dể điều trị trong một số trường hợp như làm dịch truyền tại một số nước không có sẵn nước muối y khoa, làm nước điện giải trong trường hợp bị mất nước…

Cũng chính vì những tác dụng đó, mà nhiều người lạm dụng việc uống nước dừa vì tin rằng uống càng nhiều càng tốt cho cơ thể. Nhưng nước dừa khi được sử dụng quá nhiều sẽ mang lại nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

1. Gây sốc nếu dùng khi đi nắng về hoặc tập luyện, làm việc quá sức

Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không nên dùng ngay khi đi nắng về sẽ dễ gây trúng gió cho người uống. Vì dừa có tính âm, uống nhiều làm “ẩm khốn tỳ” tức uống nhiều gây hại tỳ vị, hại đường tiêu hóa và lác lách. Triệu chứng có thể thấy là ớn lạnh, đầy bụng, có thể sốt.

Nếu bạn vừa thi đấu thể thao, tập luyện cường độ cao hay lao động nặng nhọc, mất sức dùng ngay nước dừa sẽ làm chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ.

Hãy để cơ thể nghỉ ngơi hồi phục năng lượng trong một khoảng thời gian vừa đủ trước khi uống nước dừa để tránh những triệu chứng không tốt cho cơ thể.

2. Làm người đang yếu càng yếu hơn

Nước dừa có thuộc tính âm, có tính giải nhiệt, làm mát nếu uống với liều lượng nhất định sẽ làm giảm huyết áp, mềm yếu gân cơ. Do vậy, nếu lạm dụng quá mức sẽ làm cơ thể suy yếu, huyết áp tụt xuống thấp, vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt đối với người bị suy nhược, huyết áp thấp, thể hàn hay lạnh thì tác hại lại càng rõ rệt hơn. Uống nước dừa có thể khiến cơ thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn và làm sức khỏe yếu dần đi.

3. Gây dị ứng

Không phải ai cũng có thể uống được nước dừa, tùy vào cơ địa của mỗi người. Một số người sẽ xảy ra phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với quả dừa. Do đó, bạn cần tránh sử dụng dừa cũng như các sản phẩm khác liên quan đến dừa như nước dừa tươi, nước cốt dừa, cơm dừa… nếu bạn dễ bị dị ứng.

4. Gây ra các vấn đề về thận

Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Thông thường, kali được bài tiết qua nước tiểu nếu nồng độ trong máu quá cao. Tuy nhiên, điều này không xảy ra nếu thận không hoạt động bình thường. Trong trường hợp này uống nước dừa có thể làm tăng gánh nặng thêm cho thận do hàm lượng kali trong nước dừa rất cao.

5. Làm tăng đường huyết

Nước dừa dù không phải là thức uống có nhiều đường nhưng trong thành phần của nó có chứa carbohydrate và calo. Và calo chỉ vô hại nếu ở mức thấp. Do đó, những người có lượng đường trong máu cao không nên uống nhiều nước dừa thường xuyên.

6. Ảnh hưởng xấu đến phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu

Với các mẹ bầu trong 3 tháng đầu, các chuyển hóa cơ bản sẽ xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Tính hàn của nước dừa sẽ làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi, thậm chí dẫn đến tình trạng rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này gây nên những tác động xấu đối với bào thai trong giai đoạn đầu. Vì vậy, các mẹ bầu trong 3 tháng đầu tốt nhất không nên uống nước dừa.
Nước dừa là loại thức uống tươi mát cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc về thể trạng và tình hình sức khỏe của bản thân để tránh việc lạm dụng nước dừa gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem29/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng