Bệnh tật

Đừng để đột quỵ là nỗi ám ảnh của bạn và người thân

Cập nhật466
0
0 0 0
Thống kê cho biết, trên thế giới có hơn 10 triệu người mỗi năm mắc bệnh đột quỵ, tỉ lệ tử vong cao hơn cả căn bệnh ung thư. Và ở Việt Nam, có gần 200.000 người mắc đột quỵ mỗi năm, tỷ lệ tử vong chiếm 20% trong số này. Đây có thể nói là con số khá cao. Nhưng hầu hết các ca đột quỵ vượt qua được nguy kịch đều để lại những biến chứng về sau.

Đột quỵ là một căn bệnh mà hiện nay đều có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. BS Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai nói: “Theo số liệu của Hội Tim mạch Việt Nam thì cứ 4 người từ 25 - 49 tuổi thì có một người tăng huyết áp và đây là nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ. Mặt khác, một số trường hợp xuất phát từ những yếu tố bẩm sinh như bị dị dạng mạch máu não từ bé, khi lớn các mạch phình ra, vỡ, gây đột quỵ.” Thông tin từ Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng cho thấy, đột quỵ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây tàn tật và phổ biến thứ ba gây tử vong tại Việt Nam.



Xung quanh chúng ta hàng ngày, trong đó có tôi thường xuyên nghe được những tin như ông A chết do đột quỵ khi đang làm đồng, bà B đang tắm thì bị đột quỵ tê liệt nửa người…Trong đó, có cô giáo cấp 2 của tôi vừa qua đời cách đây hơn 1 năm và được cho là đột quỵ trong khi đang tắm vào buổi tối. Nghe thật thương tâm, bởi những người đột quỵ khi phát bệnh họ không thể kêu gọi sự giúp đỡ hay thậm chí họ cũng không có cơ hội nói gì với người thân nếu không may qua đời.

Vậy tại sao nhiều người lại mắc loại bệnh đáng sợ này? Và hãy nghĩ thử xem nếu một ngày nào đó nó là căn bệnh của chính mình.

Trước tiên, hãy tìm hiểu đột quỵ là gì và sự vận động nào trong cơ thể dẫn đến đột quỵ nhé!

Chức năng tối ưu của não bộ con người phụ thuộc rất nhiều vào lưu lượng máu lưu thông qua não được cung cấp qua động mạch cảnh và động mạch đốt sống.



Các động mạch cảnh phân nhánh thành các động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài. Các động mạch cảnh ngoài cung cấp cho da mặt, da đầu và hầu hết các mô ở cổ. Các động mạch cảnh trong là động mạch cấp máu cho các cơ quan trong hộp sọ, ổ mắt và da đầu vùng trán.

Sau đó, dòng máu thấm qua mô não thông qua mạng lưới phức tạp của các mạch mao mạch, nơi nó cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến não và loại bỏ các chất thải chuyển hóa tế bào trước khi trở về tim thông qua hệ thống tĩnh mạch. Nếu lưu lượng máu động mạch bị tắc nghẽn hoặc suy giảm tại bất kỳ điểm nào thì các phần của não dựa vào oxy mạch bị tắc để cung cấp sẽ bị thiếu oxy, bắt đầu một loạt các cơ chế dẫn đến thiếu máu cục bộ mô não và cuối cùng là nhồi máu.

Mà mức độ thiếu máu cục bộ phụ thuộc chủ yếu vào khoảng cách giữa vật cản đến não và dòng chảy của máu phụ cung cấp cho vùng đó. Sự hạn chế hoặc ngừng hoàn toàn lưu lượng máu đến não do hậu quả của bất kỳ bệnh mạch máu não hoặc tổn thương thần kinh nào (chấn thương não) thường được gọi là đột quỵ.

Nói ngắn gọnđột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang có nguy cơ bị đột quỵ? Bạn có thể nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ với quy tắc F.A.S.T:

1. Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối, một bên miệng của bạn có thể bị xệ xuống khi bạn cố cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống. Thậm chí, bạn có thể đột nhiên bị mờ hoặc thâm đen ở một hoặc cả hai mắt.

2. Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được. Bạn có thể bị tê đột ngột, yếu hoặc tê liệt ở cánh tay hoặc chân. Điều này thường xảy ra trên một bên của cơ thể bạn.

3. Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiệu hoặc không nói được. Lúc này, bạn có thể bị nói ngọng bất thường và môi lưỡi tê cứng.

4. Time (Thời gian): Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.



Ngoài ra, các dấu hiệu khác như đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức, chóng mặt đột ngột hay đi lại khó khăn, bạn có thể bị vấp ngã hoặc mất thăng bằng cũng biểu thị cho bạn biết bạn đang có nguy cơ đột quỵ.

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ: động mạch bị tắc nghẽn (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) hay rò rỉ hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết).


-Thiếu mãu não cục bộ: Các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp là do chất béo tích tụ trong mạch máu hoặc do cục máu đông hoặc các mảnh vụn khác di chuyển qua dòng máu của bạn và đọng lại trong các mạch máu trong não của bạn làm mạch máu của não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu nghiêm trọng đến não.

-Xuất huyết não: đây là hiện tượng xảy ra khi một hay nhiều mạch máu trong não bị vỡ. Các yếu tố gây xuất huyết: huyết áp cao không được kiểm soát, chứng phình động mạch, chấn thương, protein lắng đọng trong thành mạch máu dẫn đến suy yếu thành mạch…

Vậy vì những lý do gì dẫn dến các nguy cơ mắc đột quỵ ở nhiều người như vậy?

Các yếu tố nguy cơ về lối sống

- Thừa cân hoặc béo phì

- Không hoạt động thể chất thường xuyên

- Uống nhiều bia rượu

- Sử dụng các chất gây nghiện

- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động

Các yếu tố nguy cơ về các bệnh lý nền

- Huyết áp cao

- Cholesterol cao, bệnh tiểu đường

- Bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, dị tật tim, nhiễm trùng tim hoặc nhịp tim bất thường, chẳng hạn như rung nhĩ

- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ, đau tim hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua

- Sự lây nhiễm covid-19

Các yếu tố khác

-Tuổi tác - Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi.

-Chủng tộc - Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người thuộc các chủng tộc khác.

-Giới tính - Đàn ông có nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ.

-Nội tiết tố - Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone bao gồm estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Có thể thấy yếu tố nguy cơ trong lối sống hằng ngày là tiền đề chủ yếu dẫn đến các bệnh lí liên quan để tạo thành hậu quả sau cùng là đột quỵ. Vì vậy để chữa lành và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh điều cần thiết cấp bách là thay đổi lối sống hiện tại sang một cách sống lành mạnh hơn.

Có thể bắt đầu bằng việc hạn chế các loại đồ ngọt, chất béo để có thể kiểm soát cân nặng, lượng cholesterol, lượng đường cũng như lượng mỡ của bản thân. Thường xuyên vận động để cơ thể từ đó cơ thể có thể tăng cường trao đổi chất cũng như tăng lượng oxy lên não và thải ra ngoài các loại độc tố đã tích tụ nhiều năm qua. Dừng các “thú vui chết người” như nghiện bia, rượu và thuốc lá. Không thể bỏ hẳn ngay lập tức, nên hãy tạo thói quen giảm lượng sử dụng hàng ngày để thay bằng các thực phẩm lành mạnh…

Hầu như các nguyên nhân gây bệnh đều liên quan đến việc ăn uống và tập luyện mỗi ngày của chúng ta. Với chế độ ăn nhiều các chất gây hại hãy thử chuyển sang một chế độ ăn mới nhiều ngũ cốc, rau củ quả và hạn chế các loại thịt, trứng, sữa, đồ ngọt…cùng với tập luyện đủ và đều đăn. Ở đây, tôi muốn nói đến chế độ ăn “thực dưỡng hiện đại”. Vì chỉ khi ăn sạch và tập luyện các thói quen lành mạnh, các mạch máu trong cơ thể mới không bị đóng cặn làm giảm tiết diện lưu thông máu hay làm tắt mạch máu. Chính vì vậy, hãy chú tâm đến chế độ ăn uống và tập luyện đúng cách để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bệnh tật.



Ngoài ra, khi mắc bệnh cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thường xuyên, chúng ta cũng cần thiết sử dụng các loại thuốc cũng như thực phẩm bổ sung để giảm thời gian và tăng hiệu quả chữa trị, đưa cơ thể về trạng thái khỏe mạnh ban đầu. Có 2 loại thuốc sẽ giúp bạn giải quyết hiệu quả nỗi lo về đột quỵ cho bản thân và như người thân xung quanh đó là AGE REVIVER và CARDIO ZEST.

Cả 2 loại thuốc trên được điều chế tại Úc và hoàn toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên:

AGE REVIVER (https://agereviver.net) sẽ giúp cân bằng dịch nội bào, tức điều hòa được lượng axit và kiềm trong cơ thể. Từ đó, bộ máy hoạt động trong cơ thể bạn có thể tự điều chỉnh để tự chữa lành và phục hồi chức năng các bộ phận tối ưu.

 CARDIO ZEST (https://cardiozest.org) giúp ích cho tuần hoàn máu, giữ gìn hệ thống tim, mạch và ổn định huyết áp từ đó giúp tránh được nguy cơ xơ vữa động mạch gây ra đột quỵ.
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem05/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng