Bệnh tật

Có cần uống thuốc để hạ sốt ngay lập tức?

Cập nhật778
0
0 0 0
Hầu hết tất cả chúng ta đều đã từng bị sốt nhiều hơn một lần. Cơn sốt đi kèm sau các bệnh lý như cảm cũm, cảm lạnh, nhiễm trùng… Và thói quen của nhiều người là dùng thuốc để hạ sốt. Nhưng có nên hạ sốt ngay lập tức? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân và hoạt động trong cơ thể diễn ra như thế nào khi sốt nhé.

Nhiệt độ cơ thể bình thường của bạn nằm trong khoảng từ 97 ° F đến 99 ° F (36,1 ° C đến 37,2 ° C). Bạn có thể bị sốt nếu nhiệt độ của bạn tăng cao hơn mức này.

Hiện tượng bị sốt xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn để chống lại kháng nguyên gây bệnh, giúp cơ thể bạn thoát khỏi bệnh tật. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu khiến cơ thể nóng lên, điều này gây ra một cơn sốt. Khi đó, cơ thể bạn sẽ cố gắng làm mát bằng cách tăng cường lưu lượng máu đến da và co cơ. Đó là lý do vì sao bạn rùng mình và đau nhức cơ khi bị sốt.

Các triệu chứng sốt phổ biến bao gồm: đổ mồ hôi, ớn lạnh (rùng mình), đau đầu, đau cơ, ăn mất ngon, mệt mỏi…

Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng sốt ở chúng ta là:

- Nhiễm vi-rút (như cúm hoặc cảm lạnh)

- Nhiễm khuẩn

- Nhiễm trùng nấm

- Ngộ độc thực phẩm

- Tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời

- Kiệt sức vì nhiệt

- Viêm (do các tình trạng như viêm khớp dạng thấp)

Nhưng sốt cũng có 2 mặt của nó, vừa có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xấu vừa có những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe con người.

Sốt có tác dụng kích thích các quá trình chuyển hóa trong tế bào và tạo điều kiện cho việc tích lũy năng lượng dự trữ. Hiện nay, người ta đã ứng dụng gây sốt nhân tạo cho bệnh nhân nhằm mục đích điều trị đối với một số trường hợp như sẹo lồi, sẹo co sau bỏng. Cơ chế của quá trình này là do sốt có khả năng ức chế quá trình tạo sẹo và làm mềm sẹo. Ngoài ra, phản ứng sốt còn làm giảm tổn thương do chấn thương tủy sống, điều trị thể sớm ở bệnh nhân giang mai có tổn thương thần kinh...

Nhưng sốt cao làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng quá mẫn, gây sốc, tăng tiêu hủy, dẫn đến giảm kẽm và sắt trong máu, khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn chất điện giải, gây ra co giật, rất nguy hiểm đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Đối tượng bị sốt cao có thể gặp phải các tổn thương thần kinh khác, chẳng hạn như mê sảng, lú lẫn, suy kiệt, mệt mỏi, suy tim, chán ăn, suy hô hấp...

Vậy có nên hạ sốt ngay lập tức?

Nghe đến sốt thì ai cũng nghĩ ngay đó là bệnh cần phải chữa trị ngay. Nhưng sốt thường không nguy hiểm đến tính mạng ngoại trừ sốt trong chấn thương não cấp tính cần phải được điều trị ngay. Hầu hết các cơn sốt sẽ biến mất trong vòng vài giờ đến vài ngày khi cơ thể đã loại bỏ nhiễm trùng. Chính vì vậy, nếu hạ sốt ngay lập tức đặc biệt bằng thuốc kháng sinh như thói quen sẽ làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Sẽ tốt hơn nếu chúng ta dùng các biện pháp hạ sốt tại nhà mà không dung đến kháng sinh, dù hiệu quả sẽ chậm hơn nhưng tổng thể lại không gây hại cho cơ thể. Các cách hạ sốt có thể áp dụng:

- Uống thêm nước ấm, có thể dùng dung dịch oresol hoặc nước trái cây để tránh mất nước

- Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoải mái

- Đắp chăn nếu cảm thấy ớn lạnh

- Tắm nước ấm, chườm khăn ấm

- Hạ sốt bằng thảo dược như rau diếp cá, lá tần, húng quế…

Đối với các trường hợp sốt cao trên 40 độ và kéo dài từ 48-72 tiếng cần gặp bác sĩ sớm để thăm khám và điều trị đúng cách để tránh các biến chứng.

Dưới đây là một số cách có thể giúp giảm nguy cơ gây sốt cho bạn:

- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi ở gần nhiều người.

- Mang theo nước rửa tay hoặc khăn lau kháng khuẩn bên mình. Chúng có thể hữu ích khi bạn không có nước và xà phòng.

- Tránh chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của bạn. Làm như vậy sẽ dễ khiến vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.

- Che miệng khi ho và che mũi khi hắt hơi.

- Tránh dùng chung cốc, ly và dụng cụ ăn uống với người khác.

Đừng bị ám ảnh bởi tác dụng của thuốc tây, hãy tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra phương pháp điều trị sốt đúng cách tránh tác dụng không mong muốn cho sức khỏe. Đặc biệt trong mùa dịch Covid này, việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa nhiễm virut, vi khuẩn gây bệnh rất quan trọng sẽ giúp làm hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho chính mình và người thân. Chúc các bạn nhiều sức khỏe trong mùa dịch chưa có hồi kết này nhé!
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem06/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng