Bệnh tật

8 dấu hiệu nhận biết hệ thống miễn dịch đang suy giảm

Cập nhật349
0
0 0 0
Hệ thống miễn dịch của cơ thể người được tạo nên bởi các mạng lưới các tế bào đặc biệt như tế bào bạch cầu, kháng thể và các thành phần khác bao gồm các cơ quan và hạch bạch huyết. Đây là hệ thống phòng thủ giúp bảo vệ cơ thể khỏi “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm có mặt khắp mọi nơi trong môi trường sống của chúng ta. Hệ miễn dịch của cơ thể rất phức tạp và nằm ở khắp các nơi trong người, bao gồm: amidan cổ họng, hệ thống tiêu hóa, tủy xương, da, hạch bạch huyết, lá lách, niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục.

Một người có hệ thống miễn dịch kém có thể dễ bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Có nhiều yếu tố có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Trong đó, một số người có hệ miễn dịch kém ngay từ khi sinh ra và một phần nhiều những người khác do các yếu tố từ môi trường và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Và khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công cơ thể, từ đó dẫn đến một số căn bệnh.

Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.

Vậy làm sao để nhận biết hệ thống miễn dịch của bạn đang không khỏe?

1. Căng thẳng cao độ

Dấu hiệu đầu tiên của hệ thống miễn dịch suy yếu mà bạn sẽ nhận thấy là mức độ căng thẳng cao độ. Nếu bạn không tìm cách giải tỏa căng thẳng của mình về lâu dài, nó sẽ làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Kết quả là, số lượng tế bào bạch cầu và tế bào lympho trong cơ thể giảm đi  mà những tế bào này thường giúp chống lại nhiễm trùng và cũng làm giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi cảm lạnh thông thường và tiêu chảy. Khó chịu quá mức cũng là một phản ánh của hệ thống miễn dịch kém.

2. Nhiễm trùng thường xuyên

Y học đã chứng minh rằng nếu bạn bị hơn 5 lần viêm tai, viêm xoang mãn tính do vi khuẩn, hơn 2 lần viêm phổi hoặc cần dùng hơn 3 đợt kháng sinh trong một năm thì đã đến lúc, bạn nên tập trung tăng cường hệ miễn dịch. Cơ thể của bạn phải có khả năng xử lý những mối nguy hiểm cho sức khỏe này bằng kháng sinh tự nhiên và nếu không, bạn đang có một hệ miễn dịch kém.

3. Dễ bị cảm lạnh
Theo một số nghiên cứu, người lớn bình thường có thể bị cảm lạnh thông thường từ hai đến ba lần trong một năm. Lúc này, hệ thống miễn dịch hoạt động tạo ra các kháng thể, để chúng có thể chống lại các vi trùng không mong muốn trong vòng 2-4 ngày.

Với người có hệ thống miễn dịch yếu hơn tình trạng cảm lạnh sẽ diễn ra thường xuyên hơn đặc biệt khi bạn có triệu chứng ho nhiều tháng liên tiếp và cũng gây ra tình trạng phục hồi chậm sau bệnh.

4. Mệt mỏi
Hệ thống miễn dịch kém sẽ khiến bạn cảm thấy uể oải suốt cả ngày, ngay cả khi bạn ngủ đủ giấc vào ban đêm thì tình trạng lờ đờ và không muốn làm gì vẫn diễn ra. Điều nay khiến cho cơ thể suy kiệt và luôn trong tình trạng có mức năng lượng thấp.

5. Làm lành vết thương chậm

Trong trường hợp có thể bị thương, hệ miễn dịch kém không thể tạo da mới nhanh chóng dẫn đến vết thương phục hồi chậm. Nhưng nếu đó là các tế bào miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp tái tạo làn da mới nhanh chóng sau khi da trải qua bất kỳ tổn thương nào.

6. Đau khớp

Hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Khả năng miễn dịch yếu sẽ làm các cơn đau khớp xảy ra lặp đi lặp lại, điều này xảy ra hầu hết ở những người trung niên và lớn tuổi. Và với sự miễn dịch kém của cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến viêm trong mạch máu do rối loạn tự miễn dịch hoặc nhiễm trùng. Bạn cũng sẽ phải đối mặt với các khớp bị sưng, cứng hoặc thường xuyên bị đau do lớp màng bên trong khớp bị viêm.

7. Các vấn đề tiêu hóa

Theo khoa học y tế, khoảng 70-75% hệ thống miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa. Do đó, hệ thống miễn dịch chậm làm các cơ quan suy yếu gây ra chán ăn, táo bón, chua, đầy hơi, tiêu chảy ... Với việc giảm số lượng vi sinh vật và vi khuẩn hữu ích của đường tiêu hóa, sẽ có nguy cơ cao bị viêm mãn tính và rối loạn tự miễn dịch.

8. Tình trạng chậm phát triển ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Đối với những trẻ em có hệ thông miễn dịch khỏe mạnh, việc ăn uống và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra suôn sẻ và rất hiệu quả. Nhưng đối với những đứa trẻ suy giảm hệ miễn dịch, tình trạng chán ăn và hấp thụ kém diễn ra dẫn đến phát triển chậm cả về chiều cao, cân nặng hay trí não.

Sức đề kháng của cơ thể đối với những đợt cảm cúm thông thường cho đến một số bệnh lý nguy hiểm cho thấy tầm quan trọng của hệ miễn dịch. Chính vì vây, hãy lắng nghe và đừng lơ là nếu cơ thể có những dấu hiệu trên và tìm cách khắc phục sớm để giúp chúng ta có được sức khỏe tốt hơn nhé.
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem06/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng