Bệnh tật

6 yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường loại 2

Cập nhật878
0
0 0 0

Bệnh đái tháo đường loại 2 là một trong những bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Trong đó, 90% bệnh nhân thuộc nhóm bệnh đái tháo đường type 2.

Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi cơ thể bạn cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Lúc đầu, tuyến tụy tạo thêm insulin để bù cho nó.
Nhưng theo thời gian, tuyến tụy của bạn không thể theo kịp và không tiết ra đủ insulin để giữ cho mức đường huyết bình thường.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2

- Bệnh động mạch vành ở tim: Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và bệnh liên quan tới động mạch vành có nguy cơ cao nhất.

- Gây tổn thương hoặc suy thận: Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận.

- Mất hiệu lực thị giá và mù lòa: Hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa.

- Các biến chứng thai kì: Bệnh này có thể gây tai biến khi sinh nở chấn thương cho trẻ và mẹ; nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ nếu thai phụ mắc bệnh tiểu đường.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 không rõ ràng hoặc không có triệu chứng gì nên có thể mất khoảng 10 năm người bị bệnh tiểu đường phát hiện ra bệnh. Do vậy, việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ của bệnh để phòng ngừa là quan trọng.

1. Di truyền

Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc tiểu đường type 2, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, điều ngược lại không đúng, tức là không phải bất kỳ ai có người thân mắc bệnh tiểu đường type 2 thì cũng sẽ mắc căn bệnh này. Rất khó để xác định các gene nào quy định tiểu đường hoặc có nguy cơ gây bệnh.

2. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá càng nhiều, nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 càng cao. Người hút thuốc lá có khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn 30-40% so với người không hút thuốc lá. Người bị đái tháo đường (bất kể type nào) khi hút thuốc lá đều kiểm soát đường huyết kém hơn so với người không hút thuốc lá. Bên cạnh đó, họ còn có nhiều nguy cơ bị các biến chứng của bệnh đái tháo đường như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh thận mạn, bệnh lý mắt do đái tháo đường, bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, bệnh lý nhiễm trùng cao hơn so với người không hút thuốc lá.

3. Lười vận động
Đối với việc hạn chế và lười vận động thường xuyên sẽ mang lại cho bạn nhiều nguy cơ gây bệnh tiểu đường cũng như nhiều bệnh lí khác. Lối sống ảnh hưởng lớn đến cách cơ thể đáp ứng với insulin. Khi bạn ăn nhiều đường nhưng chăm vận động, cơ thể thiêu đốt nhiều năng lượng và cần một lượng lớn insulin để giải phóng đường ra khỏi máu. Nếu bạn ăn nhiều mà lười vận động, lượng đường trong máu tăng cao nhưng cơ thể không có nhu cầu, lượng insulin trong cơ thể cũng tăng cao nhưng không sử dụng đến sẽ dẫn đến kháng insulin và gây bệnh.

PGS.TS Tạ Văn Bình, Giám đốc bệnh viện Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia nhấn mạnh, những người làm các công việc ít vận động như làm tại văn phòng, bệnh viện… dễ mắc bệnh đái tháo đường. Cũng theo PGS Bình, những người ít vận động này mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3 lần những người lao động chân tay.

4. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường, tinh bột và thiếu chất xơ làm lượng đường trong máu tăng cao gây nguy cơ dẫn đến đái tháo đường. Đặc biệt, thịt đỏ đã chế biến như thịt lợn muối xông khói, xúc xích kẹp bánh mì (hot dog) có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường týp 2. Thịt đỏ càng được chế biến nhiều thì nguy cơ càng cao.

5.  Mỡ ở vòng bụng
Thân hình “trái táo”: Theo Tổ chức Diabetes UK (Anh), phụ nữ có vòng eo 80 cm và đàn ông có vòng bụng 90 cm có nguy cơ bị đái tháo đường loại 2 cao hơn. Điều đó có nghĩa là những ai có thân hình mảnh dẻ nhưng vòng 2 “quá khổ” hoặc có tạng người hình “trái táo” có nguy cơ bị đái tháo đường cao hơn những người mập ở những vùng khác như mông hoặc đùi. Nguyên nhân là vì lượng mỡ tích tụ quanh các nội tạng trong bụng có thể sinh ra những chất gây mất cân bằng insulin và glucose, gây ra bệnh.

6. Rối loạn giấc ngủ
Nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ, cũng có nguy cơ cao của bệnh tiểu đường loại 2. Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều cũng liên quan đến rủi ro mắc bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.
 
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem23/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng