Bệnh tật

5 vấn đề sức khỏe cảnh báo bạn không còn quá trẻ

Cập nhật425
0
0 0 0
Thời gian, tuổi tác thường tỉ lệ nghịch với sức khỏe và mức độ lão hóa của con người. Càng ngày, chúng ta càng cảm thấy độ dẻo dai và khả năng vận động suy giảm. Hãy cùng điểm qua 5 vấn đề sức khỏe rõ nét khi chúng ta không còn quá trẻ, đã chính thức bước vào giai đoạn lão hóa.

1. Huyết áp cao
Huyết áp cao (tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,... Huyết áp cao thường được gọi là kẻ giết người thầm lặng, vì hầu hết những người mắc bệnh này không có triệu chứng rõ ràng ngay từ đầu, mặc dù chứng rối loạn này đang mỗi ngày gây hại cho tim, thận, mạch máu và não.

Bảy phần trăm phụ nữ từ 20 đến 34 tuổi bị cao huyết áp. Mặc dù tỷ lệ này có vẻ thấp, nhưng vấn đề lớn là những người trẻ tuổi ít có khả năng được chẩn đoán và điều trị bệnh hơn. Nếu không được điều trị, huyết áp cao có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch sau này trong cuộc sống và là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Trên thực tế, chỉ cần giữ huyết áp trong tầm kiểm soát sẽ giảm được 48% nguy cơ đột quỵ.

Khi mang thai, bạn có thể biết trước nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch nhờ việc theo dõi thai nhi thường xuyên. Nếu bạn bị tiền sản giật (huyết áp cao khi mang thai), bạn có nhiều khả năng bị cao huyết áp và các vấn đề về tim.

2. Bệnh tiểu đường loại 2
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Tuy nhiên, bạn rất khó nhận biết mình bị mắc bệnh hay không do chúng thường không có biểu hiện bệnh lý đặc biệt từ đầu.

Béo phì là một yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tiểu đường. Các bạn trẻ, thậm chí cả trẻ em có tỷ lệ béo phì cao do thói quen sinh hoạt không điều độ, thích ăn đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ có ga,...
canh bao suc khoe
Mắc bệnh tiểu đường loại 2 là dấu hiệu sức khỏe suy giảm
3. Đột quỵ
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Trong khi phần lớn các trường hợp đột quỵ xảy ra ở những người trên 65 tuổi, một nghiên cứu gần đây cho thấy mức tăng đột biến 32% ở phụ nữ từ 18 đến 34. Sự gia tăng đột ngột này là đáng lo ngại vì bệnh lý này thường có tỉ lệ dẫn đến tử vong cao.

Điều gì làm gia tăng tình trạng đột quỵ? Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, béo phì và hút thuốc đã tăng gấp đôi ở phụ nữ. Nguy cơ mắc bệnh của nữ giới cũng cao hơn nam giới cùng độ tuổi nếu đang mang thai, tất cả đều có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Các bệnh tự miễn dịch như lupus và viêm khớp dạng thấp vốn phổ biến hơn ở phụ nữ, cũng có liên quan đến nguy cơ đột quỵ.

4. Ung thư ruột kết và trực tràng
Một nghiên cứu khác gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc thế hệ trẻ đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý về tiêu hóa như ung thư ruột kết và trực tràng. Bác sĩ Nilo Azad, chuyên gia về ung thư tại Đại học Y khoa Johns Hopkins cho biết: “Yếu tố nguy cơ chính đối với phần lớn bệnh nhân ung thư đại trực tràng là tuổi tác”.

Điểm cần lưu ý là ung thư đại trực tràng (ung thư ở ruột kết hoặc trực tràng) có ảnh hưởng lớn đến những người trẻ hơn. Nhiều người trẻ thường chủ quan nên khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn cuối. Chính vì vậy, cần phải đi khám ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường như đi ngoài ra máu, táo bón kéo dài, đau bụng,... Ngoài ra, nếu cha mẹ hoặc anh / chị / em của bạn bị ung thư đại trực tràng trước 50 tuổi, bạn nên đi xét nghiệm sớm hơn vì ung thư có yếu tố di truyền.
canh bao suc khoeĐột quỵ là dấu hiệu sức khỏe suy giảm
5. Sự co rút của não
Sự co rút của não nghe có vẻ khá đáng sợ, nhưng nó thực sự là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Michos nói: Nếu bạn bị huyết áp cao, tiểu đường, thừa cân hoặc hút thuốc, não của bạn có thể co rút lại nhanh hơn bình thường, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não, làm suy giảm trí lực của bạn.

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc đưa ra những lựa chọn trong sinh hoạt có lợi cho tim ở độ tuổi 20 có thể bảo vệ não của bạn khỏi bị teo đi theo năm tháng. Nghiên cứu cũng tìm ra thêm bằng chứng cho thấy việc chăm sóc sức khỏe của bạn có thể giữ cho não bộ cũng như càng vấn đề về tâm sinh lý luôn được đảm bảo.

“Chắc chắn rằng cách bạn sống nửa đầu cuộc đời không chỉ ảnh hưởng đến trạng thái hiện tại của bạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong nửa sau của cuộc đời” Michos nói.

6. Bạn có thể giảm rủi ro bằng cách nào?
Cuộc sống có quá nhiều điều cần phải lo lắng, có quá nhiều người cần phải quan tâm, vô hình chung khiến sức khỏe của bản thân lại luôn bị bỏ qua hoặc coi là không quan trọng. Nhiều người không muốn đi khám sức khỏe định kỳ vì ngại đi và tiếc tiền. Cho nên thường chỉ đi khám hay nhập viện khi cảm thấy đau quá sức chịu đựng. Vì vậy, hãy quan tâm đến sức khỏe của bản thân ngay khi còn trẻ. Có rất nhiều bệnh lý không biểu hiện triệu chứng từ đầu, mà âm thầm tác động xấu đến cơ thể chúng ta.

Những khuyến nghị sau từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn:
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên.
  • Kiểm soát lượng cholesterol.
  • Giảm lượng đường trong máu bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm hóa học, đồ ngọt, đồ uống có ga...
  • Tăng cường tập luyện thể thao, thể dục. Mỗi ngày hãy dành ra tối thiểu 15 phút để tập một môn thể thao nào mà bạn yêu thích hay đơn giản chỉ cần đi bộ, chạy bộ,... Chú ý tập ở cường độ phù hợp với sức khỏe của bản thân và giữ thói quen đó đều đặn mỗi ngày.
  • Lên cho bản thân chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Không hút thuốc lá, không sử dụng những sản phẩm kích thích như bia, rượu,..
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bạn nên sử dụng nhật ký thực phẩm để theo dõi lượng calo, máy đếm bước đi để đo mức độ hoạt động của bạn và khám sức khỏe thường xuyên. Việc này giúp chúng ta quan tâm đến bản thân thường xuyên hơn. “Khi bạn thực hiện các bước để mua sắm và nấu những bữa ăn lành mạnh hơn, cũng như tập thể dục hàng ngày, bạn cũng tạo ảnh hưởng tốt hơn đến gia đình và bạn bè của mình”.
Nguồnwww.vinmec.com
Lượt xem04/12/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng