Triết lý cuộc sống

Vì sao những người Hiếu thuận Cha Mẹ thường thành công trong cuộc sống?

Cập nhật1109
0
0 0 0
Đức Phật có dạy: Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển, rồi công ơn dưỡng dục của cha, đời này kiếp nay làm sao trả hết.”

Nhưng trong cuộc sống ngày nay, con người ta luôn chạy theo những đòi hỏi của xã hội đôi lần đánh mất chính mình và quay lưng với Đấng sinh thành. Sẽ không khó để thấy nhiều bạn trẻ “cắm net” suốt ngày dù phải trốn học, những cô cậu đang tuổi ăn học xài những món hàng xa xỉ như điện thoại đắt tiền, quần áo hàng hiệu cho bằng bạn bằng bè hay thậm chí những người đang tuổi trường thành lấp đầy ngày tháng bằng những cuộc nhậu, lông bông khắp chốn…. mà chưa hề một lần nhìn lại khó nhọc của Cha, Mẹ.

Bởi họ được Trời ban cho sứ mệnh làm Cha, làm Mẹ nên dù cuộc đời có thay đổi, người đời có trách mắng hay con cái có sai lầm họ vẫn chọn bao dung ôm lấy những lỗi lầm đón bạn mỗi khi quay về nhà. Nhọc lòng tích cóp chỉ mong con cái nên người và có cuộc sống tốt đẹp khi họ “già đi” mà nào có mong mỏi một ngày con quay về báo đáp.

Phật cũng dạy rằng: “Trong hàng ngàn tội lỗi thì phạm vào tội này là nặng nhất, nghiệp báo rất lớn.” Chính vì bất hiếu là tội, mà có tội thì phải trả giá. Trên đời này, mọi thứ đền có nhân quả, gieo hạt giống tốt rồi cần mẫn chăm sóc sẽ gặt được trái ngon mặc sức mà tận hưởng, gieo nhân xấu quả cũng bị sâu ăn, hư thối.

Đối với những người ngược đãi cha mẹ sẽ chịu quả báo, phúc báo có gây dựng bao nhiêu cũng mất hết, kiếp này không chịu hết thì sang đến tận kiếp sau. Hiếu thảo và bất hiếu đều không nằm ngoài phạm vi nhân quả.

Bất hiếu không nói đâu sâu xa, nó nằm ngay từng hành động mỗi ngày bạn lựa chọn để đối xử với Cha, Mẹ. Chúng ta càng lớn, càng muốn rời xa vòng tay bố mẹ và khi đó ta càng thiếu sự nhẫn nại, càng dễ nổi cáu với cha mẹ mình.

Chúng ta quên mất rằng, theo thời gian khi chúng ta ngày một trưởng thành, cha mẹ cũng ngày càng già yếu đi! Bởi sự giảm sút về thể lực, khả năng giải quyết vấn đề của họ cũng chậm chạp khó khăn hơn. Lúc mà tầm nhìn nhận, quan sát của họ đã không còn nhạy bén như chúng ta, nên luôn muốn dựa vào con cái thì chúng ta phải biết giúp đỡ, hỗ trợ họ chứ không phải là thái độ xem thường.

Nhưng trên đời này cũng không thiếu những người con hiếu đạo. Hiếu thảo được xem như đứng đầu trăm hạnh (Hiếu vi bách hạnh chi tiên). Đức Phật từng ví cha mẹ như hai vị Phật trong nhà là Phật Thích Ca và Phật Di Lặc. Đức Phật từng ví cha mẹ như trời Phạm Thiên, như bậc Đạo sư ở đời. Đức Phật dạy mọi người phải biết ơn cha mẹ, hiếu kính cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ bằng điều lành và làm những gì tốt nhất, cần thiết nhất cho cha mẹ. Cụ thể là chăm sóc đời sống tinh thần, tâm linh của cha mẹ; hướng cha mẹ đến với điều thiện, điều lành và tránh xa điều xấu ác, bất thiện; giúp cha mẹ tạo nhân duyên lành mang lại an lạc, hạnh phúc cho đời này cùng đời sau.

Có nhiều tấm gương trong lịch sử và hiện tại về những người con như thế:

-  CHỬ ĐỒNG TỬ - Tấm gương hiếu hạnh lưu truyền muôn đời

Dành chiếc khố cuối cùng còn lại để cha mặc khi được chôn cất. Sau này, Chử Đồng Tử gặp được công chúa Vua Hùng thứ XVIII sống hạnh phúc. Dù vượt qua báo trắc trở cuối cùng họ cũng sống cùng nhau và cuối cùng họ bay lên trời và được nhân dân lập miếu thờ cúng.
Câu chuyện được lưu truyền hậu thế đã minh chứng rằng, khi người con biết lấy hiếu nghĩa làm đầu thì cũng như tích được phúc phận và tạo tương lai tốt đẹp cho chính mình.

-  NGUYỄN TRÃI - Tấm gương trung hiếu vẹn toàn

Khi cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt, Nguyễn Trãi đi theo cha đến ải Nam Quan. Nguyễn Phi Khanh khuyên con trở về, mưu nghiệp lớn chống Minh. Nghe lời cha dặn, Nguyễn Trãi nếm mật nằm gai, bày mưu tính kế, góp phần quan trọng giúp nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi. Câu chuyện của ông dạy người trẻ rằng, nỗ lực thành công cũng là cách đền đáp cha mẹ.

-  TRẦN ANH TÔNG - Vị vua tôn trọng đạo hiếu

Vì say rượu, vua lỡ buổi chầu, bị thái thượng hoàng Trần Nhân Tông – cha của Vua Trần Anh Tông trách phạt. Vua quỳ gối, dâng biểu tạ tội mới được tha lỗi. Từ đó, Trần Anh Tông không uống rượu nữa, không những thế, nhà vua còn không ưa những người nghiện rượu.
Dù ở ngôi cao, nhà vua vẫn tôn trọng đạo hiếu, cẩn tuân lời dạy bảo của cha. Con người, dù thành công đến đâu hay có chức vị cao đến mấy, họ vẫn là một người con, cần không quên gốc gác, cũng như công lao sinh thành của cha mẹ.

-  TỰ ĐỨC - Vị vua duy nhất sẵn sàng dâng roi cho mẹ đánh đòn trong sử Việt

Vì những sai lầm do ham chơi nên mỗi lần như vậy Vua Tự Đức tự dâng roi lên mẹ là Đức Từ Dụ để phạt. Dù bà không phạt nhưng lại cho Vua Tự Đức những cách xử lý khôn khéo đối với nước với dân. Bà từng răn dạy vua Tự Đức: “Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính”. Nghe lời dạy bảo của bà, Tự Đức không chỉ là vị vua hiếu thảo, mà luôn thể hiện tinh thần yêu nước và luôn siêng năng việc triều chính cũng như không ngừng học tập hàng ngày.
 
Những tấm gương trên họ đều đạt được những thành tựu viên mãn trong cuộc sống, dù ít hay nhiều chúng ta cũng nên thừa nhận rằng việc hiếu thuận cha mẹ giúp con người ta dễ dàng có được thành công hơn trong cuộc sống.

Hiếu thảo là khi bạn bỏ qua cái tôi ích kỷ mà chọn lựa bao dung để chăm sóc và bỏ qua những lỗi lầm và lời nói không hay của bố mẹ, kiên nhẫn thuyết phục họ chỉ để chỉnh sữa một lỗi sai, sẵn sàng có mặt khi bố mẹ cần hay chỉ đơn giản là một cuộc gọi hỏi han mỗi ngày để họ không thấy buồn tủi và đau lòng vì khoảng cách giữa bạn và họ ngày càng xa.

Người hiếu thảo họ luôn có được cách nhìn đời khoan dung, bình tĩnh và sáng suốt. Họ kiên trì với mục tiêu trong cuộc sống để có được hạnh phúc và thành tựu nhất định vì họ biết chỉ khi mình hạnh phúc thì Cha, Mẹ mới thấy an lòng. Khi đó, họ mới thoải mái chăm lo cho bản thân và nhận những gì con cái dành cho họ.

Và tấm gương phản chiếu sự hiếu thuận hay bất hiếu với cha mẹ thông qua lăng kính con cái. Nếu một ngày con cái nói lời bất hiếu, hành động ngỗ nghịch hãy xem lại cách mà bạn đã đối xử với Đấng sinh thành của mình.

Thế đấy, cuộc đời là cõi vô thường, Cha Mẹ ngàn đời yêu con vô bến bờ nên đừng dại dột lựa chọn thái độ và hành vi để mang tội bất hiếu trước tòa án lương tâm, rồi những gì nhận lại chỉ toàn khổ đau và thất bại.

Xin mượn câu thành ngữ thay cho lời kết:
“Tử hiếu song thân lạc. Gia hoà vạn sự thành
(Con hiếu thảo cha mẹ vui. Nhà hoà thuận muôn việc thành)”
 
 
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem06/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng