Triết lý cuộc sống

Nhân quả - quy luật của vạn vật không ai tránh khỏi

Cập nhật1095
0
0 0 0

Khi nói về luật nhân quả đa số chúng ta sẽ nghĩ về những điều như “nhân kiếp này quả kiếp sau”, hay “đời cha ăn mặn đời con khát nước” … Đó cũng là một trong những khía cạnh của luật nhân quả. Nhưng chúng ta trong đời sống hiện tại hãy thực tế và nhìn nhận luật nhân quả từ những điều nhỏ nhất. Quy luật này giống như giới hạn vô hình để chúng ta tránh xa những việc xấu ảnh hưởng đến mình và đến người, mang lại cuộc sống an lạc hơn.
Nhân quả là quy luật vận hành tự nhiên của vạn vật và vũ trụ. Không phải do Trời, Phật hay một đấng tối cao nào tạo lập và cũng không một ai có thể can thiệp được. Xưa nay vốn dĩ như vậy, rất bình đẳng. Một người gây tội ác có thể lọt lưới pháp luật thế gian nhưng không thể nào thoát được nhân quả và báo ứng. Nhân gian thường nói: “Ở hiền thì gặp lành và gieo gió ắt sẽ gặt bão” hay “Nếu muốn biết quá khứ hãy nhìn hiện tại. Nếu muốn biết tương lai ra sao thì hiện tại sẽ trả lời” cũng là đạo lý về Nhân quả vậy!

Luật nhân quả có phải luật của Đạo Phật?

Luật nhân quả thực ra có trước đạo Phật. Tuy nhiên, khi Đức Phật thành đạo dưới cội bồ đề, ngài chứng được tam minh, lục thông, thấy được do nguyên nhân nào con người luân hồi trong sáu nẽo, thấy được vô lượng kiếp quá khứ, như người đứng trên lầu cao, nhìn xuống ngã ba, ngã tư, có đông người qua lại. Do đó, luật nhân quả được giáo lý của đạo Phật hoàn chỉnh và luôn luôn được đề cập trong tam tạng kinh điển, cho nên luật nhân quả trở thành lý thuyết căn bản, là chánh kiến quan trọng trong Phật giáo.

Luật nhân quả là một chân lý hiển nhiên, luôn luôn đúng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai, không lệ thuộc thời gian và không gian, áp dụng cho tất cả mọi sự sự vật vật.

Như thế có thể nói, dù không có Đạo Phật thì luật nhân quả vẫn tồn tại một cách hiển nhiên cho vạn sự vạn vật.

Luật nhân quả từ cái nhìn thực tế.

Con người hiện tại sống xoay quanh bởi sức khỏe, tâm trí và vật chất. Ai trong số chúng ta cũng muốn có sức khỏe tốt, ít bệnh tật và trường thọ. Những điều đó chính là “quả”. Mà muốn gặt được quả tốt thì phải gieo nhân lành. Ăn đúng cách, đúng loại thức ăn và tập luyện đều đặn là nhân và tương lai sẽ gặt được “quả ngọt” chính là một thân thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Từ đó, có có thể tự tin làm việc và gặt hái thành công. Ngược lại, “nhân không tốt” tức ăn sai, không nhận thấy và thay đổi chỉ mang lại “quả sâu” là một cơ thể yếu ớt, lúc nào cũng sẵn một hay vài bệnh tật trong người, dù việc làm có nhẹ cũng trở nên khó khăn.

Hay trong cách đối nhân xử thế, thương yêu sẽ nhận lại yêu thương. Ghét người, giận dữ, dối trá chỉ haị đến tâm trí không yên, lo sợ nơm nớp. Đừng nghĩ rằng chuyện mình làm không ai biết thì sẽ không sao. Có câu nói “Muốn người khác không biết chi bằng mình đừng làm” dành cho những người có tâm làm điều sai trái và tự biện minh rằng không ai biết điều mình làm để lấp liếm qua lỗi sai. Nhưng luật nhân quả ghi nhận mọi hành động, lời nói, việc làm của bất kì ai để tạo quả theo đúng quy luật của nó. 

Trong Kinh A Hàm Phật dạy:

“Muốn biết kiếp trước mình đã gieo nhân gì,
Hãy nhìn việc mình thọ nhận hiện tại.
Muốn biết kiếp sau mình sẽ nhận quả nào,
Hãy nhìn việc mình đang làm hiện tại.”

Mỗi một hành động đều sẽ mang lại một kết quả nào đó, dù kết quả xấu hay tốt thì người sau cùng nhận lấy chính là người tạo ra.

Nhưng có những người làm việc xấu ác nhưng vẫn có cuộc sống sung túc hạnh phúc là vì sao? Bởi vì “quả” chưa kịp trổ. Khi hưởng hết phước báo của những phước lành rồi, con người bắt đầu sẽ đền trả nghiệp báo đến từ việc xấu ác đã gây ra.

Tùy theo nhân là hạt giống loại nào, sau khi được gieo, phải chờ đủ thời tiết nhân duyên, mới gặt hái quả của nó, có khi sớm, cũng có khi muộn. Cũng có khi gặt phải quả chanh chua, nhưng có thể đem bán đi, mua quả cam ngọt. Đó là trường hợp chúng ta đã lỡ gieo nhân xấu, nhưng nhờ thiện hữu tri thức nhắc nhở, chúng ta biết phục thiện, quay trở về chánh đạo, chuyển ba nghiệp xấu ác thành ba nghiệp thiện lành, làm nhiều việc phước đức, tu tâm dưỡng tánh, chúng ta có thể gặt quả tốt, hay ít ra cũng giảm bớt được quả xấu.

Trước khi làm việc gì hãy nhìn nhận trước những kết quả có thể xảy ra để không gây ra những hậu họa, mất mát cho người và cho chính mình.  
NguồnLê Liến (Ms.) tổng hợp
Lượt xem08/07/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng