Triết lý cuộc sống

Cố chấp là bệnh, sao không chữa?

Cập nhật1094
0
0 0 0
Trong thực dưỡng có câu nói rất hay “Không có bệnh tật nào không thể chữa trị, chỉ có thành kiến và cố chấp là căn bệnh khó chữa nhất, có khi không thể chữa được”. Các bạn có biết vì sao không? Bởi thành kiến và cố chấp trong mỗi người là một cánh cửa phân cách chính mình với thế giới bên ngoài, ngăn không cho chúng ta tiếp thu cái mới, ngăn ánh sáng của những kiến thức mới chiếu rọi vào và sợ khi mở cánh cửa ra người khác sẽ nhìn thấy cái sai của mình.
Không ai có thể sống một mình trong thế giới này, nhưng cũng không ai tiếp nhận một người cứ khăng khăng vào thế giới quan cố chấp của riêng họ. Bởi người cố chấp không thể nào hiểu và chấp nhận những gì khác với suy nghĩ, nhận thức và niềm tin của mình dù những điều đó có tốt đẹp, sinh động đến mấy đi chăng nữa. Đó cũng chính là đầu mối của tất cả sự bất hòa, căng thẳng giữa mình và người trong bất cứ một tập thể nào. Biết đâu đến một lúc nào đó trong cuộc đời, bạn vấp ngã cần sự giúp đỡ thì ai sẽ đưa tay nâng nâng đỡ bạn?

Sự cố chấp này hiện hữu trong mọi khía cạnh của cuộc sống như gia đình, tình yêu, nghề nghiệp… và đặc biệt hơn hết là sức khỏe. Và trong bài viết này Cuocdoimoi muốn các bạn cùng tìm hiểu tận tường về tính cố chấp về sức khỏe để ai cũng có được một cuộc sống khỏe mạnh và bình an.
Trong cuốn Dưỡng sinh trong đời sống hàng ngày, Tiên sinh George Ohsawa có viết “Chính những người mạnh khoẻ cần được giúp đỡ trước tiên. Họ thường tự mãn cho sự may mắn nhỏ nhoi đó của họ nên ta khó lòng mà lại gần với họ được. Trái lại, ta dễ tiếp xúc hơn với những người ốm đau để giúp đỡ họ vì bệnh tật đã là lý do thúc đẩy họ đi tìm sức khoẻ.”

Con người chúng ta, lúc trẻ thì bán sức kiếm tiền về già lại trả tiền mua sức khỏe. Ai cũng vậy không ngoại trừ ngành nghề, tầng lớp nào, chúng ta luôn bỏ qua sức khỏe và trôi theo dòng chảy cuộc sống rồi khi được chẩn đoán có căn bệnh nào đó hay thậm chí nhiều bệnh một lúc thì khi mới lo ngược xuôi tìm thầy thuốc, tìm phương pháp chữa trị.

Tại sao người khỏe mạnh cần được giúp đỡ đầu tiên? Giúp người khỏe không phải để họ khỏe hơn mà để họ thay đổi suy nghĩ, giúp họ chữa căn bệnh cố chấp đang hiện hữu để họ thấy được tầm quan trọng của việc quan tâm sức khỏe nhiều hơn. Con người biểu hiện ra nhiều “triệu chứng” cố chấp nhưng suy cho cùng nó bắt nguồn chính từ cố chấp trong niềm tin và suy nghĩ.
Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, chúng ta được sống theo thói quen của gia đình dù không biết đúng sai. Rồi khi lớn lên, nếu may mắn chúng ta được có và rèn luyện được trí tuệ để chọn đúng bỏ sai và ngược lại, không trí tuệ ta cứ khăng khăng theo thói quen, lối sống cũ mà mờ mịt không biết đúng chẳng hay sai.

Có thể kiểm chứng qua cách ăn uống, gạo trắng là phần không thể thiếu trong mỗi bữa cơm, nên khi sinh ra và lớn lên chúng ta cũng ăn theo như vậy để no, để phát triển về kích thước và cân nặng nhưng có lúc nào ta tìm hiểu nó có thực sự tốt? Hay nói về lượng thức ăn, ăn càng nhiều càng tốt, càng nhiều thứ càng tốt, có thật là vậy?
Từ niềm tin, suy nghĩ dẫn đến những hành động sai lầm khiến bản thân nuôi bệnh mà không hay biết. Ăn các loại ngũ cốc, tập luyện đều đặn, cầu nguyện… đều là việc tốt cho sức khỏe mà ai cũng biết nhưng có mấy người làm. Họ luôn miệng nói tại sao mình đau đầu, đau chân… nhưng lại thức khuya, dùng thức uống có caffein, suy nghĩ tiêu cực; bảo sao mình không thể giảm cân, giảm eo… nhưng không muốn ăn kiêng, cũng chẳng nhấc nổi mông để tập luyện… và nhiều những chuyện như vậy diễn ra thường ngày trong suy nghĩ chúng ta. Luôn có “nhân vật chính thiện lương” nghĩ về thứ tốt đẹp nhưng ta không cưỡng lại sự hấp dẫn của “bên phản diện” trong chính mình. Đó chính là nguyên nhân nhiều hệ lụy không tốt xảy như bệnh tật, béo phì, trầm cảm… thậm chí tự tử.

Chúng ta luôn suy nghĩ chủ quan về sức khỏe của mình và luôn cho rằng mình có thể tự chữa lành các bệnh nhẹ nếu có. Cảm cúm đi mua thuốc, nhức răng đi mua thuốc, đau họng đi mua thuốc, sốt cũng đi mua thuốc… nhưng thuốc tây có thần thánh đến vậy hay đó chỉ là niềm tin cố chấp của chúng ta về thuốc. Khi có bất kì một triệu chứng bệnh lý nào, ít ai tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa tận gốc mà chỉ muốn trị bệnh theo tâm lí “mì ăn liền” giống như lá sâu rơi rụng sao không tìm cách bắt sâu mà chỉ đi quét lá.

Phòng bệnh hơn chữa bênh – câu nói ai cũng nói nhưng không phải ai cũng làm. Đó là khi cơ thể khỏe mạnh, chúng ta bất chấp ăn những thức ăn sai có thể ảnh hưởng tới cơ thể và chính chúng ta cũng biết điều đó. Nhiều người có lối suy nghĩ thường trực rằng “khi nào bệnh thì hay” “tới đó rồi tính” trái ngược hoàn toàn với việc phòng hơn chưa đã nói. Đó là tâm lí nước tới chân mới nhảy nhưng bệnh trong cơ thể mình đâu lường trước được rồi đến khi diễn biến nặng thì cuống cuồng tìm cách.

Điều cần thiết hiện tại là chúng ta phải lấy trí tuệ, khả năng suy xét soi rọi vào tâm mình, với mỗi một việc, trước khi làm, đang khi làm và sau khi làm, xét một cách công tâm và khách quan, liệu chúng ta có phải là người cố chấp với những quan điểm mình khư khư ôm giữ, những thành kiến, những tưởng tượng, mong muốn hay kỳ vọng của mình về một sự việc nào đó, cá nhân nào đó… bằng cái nhìn một chiều, phiến diện và giới hạn của mình hay không.

Nếu là người cứng nhắc, khó góp ý, chúng ta nhận đủ những thiệt thòi, bất hạnh, đau khổ. Ánh sáng của trí tuệ sẽ giúp chúng ta mở tầm nhìn, mở tâm bao dung, linh hoạt hơn trong cách nhìn, cách nghĩ, cách làm và cách sống. Một điều cần nhớ là: Ai mở lòng chấp nhận rằng cuộc đời là những mảnh ghép đa màu, người ấy có sức khỏe và bình an!

Thực dưỡng hiện đại là một phương thức sống bao gồm ăn uống, tập luyện sức khỏe và tinh thần giúp phòng ngừa bệnh tật tốt nhất hiện nay. Bởi thực dưỡng sẽ thay đổi bạn từ cách ăn uống, lối suy nghĩ và cả hành động để ta luôn hướng tới kết quả tốt nhất cho cơ thể. Nhưng chỉ khi nào buông bỏ được cố chấp, sẵn lòng đón nhận những điều hay mà thế giới mang lại chúng ta mới có thể làm bản thân tốt hơn.

Hãy tìm hiểu thêm về Thực dưỡng hiện đại cùng Cuocdoimoi nhé! Chúc tất cả các bạn có được thân lành, tâm an, trí mẫn để sống và hưởng thụ cuộc sống.
 
https://cuocdoimoi.net/thuc-duong/thuc-duong-hien-dai-khong-112.html
NguồnLê Liến (Ms.)
Lượt xem06/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng