Ngoại ngữ

Trở ngại thường gặp khi học ngoại ngữ và cách khắc phục

Cập nhật589
0
0 0 0

tro ngai khi hoc tieng anh

Những trở ngại khi học Tiếng Anh

1. Tại sao cần xác định các trở ngại?
Không phải ngẫu nhiên việc xác định các rào cản trong quá trình học tiếng Anh lại quan trọng đến vậy. Xác định được những chướng ngại vật giúp người học nhận ra vấn đề đôi khi không phải do khả năng của bạn mà nằm phương pháp học chưa thực sự hiệu quả.
Nhờ đó, bạn sẽ biết được lý do tại sao lại gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ và tìm ra cách khắc phục cho riêng mình. Cho dù bạn đang gặp khó khăn với ngữ pháp hay đơn giản là bạn đang sử dụng phong cách học không phù hợp, việc biết lý do tại sao bạn gặp khó khăn sẽ giúp bạn có ý tưởng rõ ràng hơn về cách khắc phục những vấn đề đó. Vì thế, nếu bạn không thể xác định được vấn đề sẽ không thể xác định được giải pháp.
Xác định được những thách thức tạo cho bạn động lực và đưa ra lộ trình học tiếng Anh hiệu quả. Nếu như trong phim kinh dị, nhân vật phản diện đáng sợ nhất thường là những nhân vật không nhìn rõ mặt, kẻ thù đáng sợ nhất trong hành trình học ngôn ngữ mới là không biết mình vướng mắc ở đâu. Thế nhưng, một khi bạn nhìn nhận rõ những nguyên nhân dẫn đến học ngoại ngữ mãi không tiến bộ, bạn có thể có thêm động lực và hướng đi đúng đắn để tiếp tục. Với động cơ và hướng đi đúng đắn, ngay cả những ngôn ngữ khó nhất cũng có thể trở thành những ngôn ngữ dễ dàng.

2. Chín trở ngại thường gặp khi học ngoại ngữ
Phương pháp học nhàm chán, sáo rỗng
Nếu việc học tiếng Anh chỉ quanh quẩn ở những trang giấy với hàng loạt từ mới và cấu trúc câu cần nhớ, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Mặc dù từ vựng, cấu trúc câu và các quy tắc ngữ pháp là những phần quan trọng hàng đầu trong hành trình phát triển ngôn ngữ Anh. Nhưng sự nhàm chán trong cách học sẽ trở thành một lực cản thực sự và điều đó có thể khiến bạn không thể cải thiện các kỹ năng của mình như mong muốn.
Giải pháp: Hãy biến việc học thành một trò chơi tiếng Anh. Khi việc học trở nên thú vị, bạn sẽ có nhiều động lực hơn để tiếp tục.
Cách tiếp cận không phù hợp
Một nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như phong cách học tập yêu thích, nhu cầu học tập, mục tiêu và niềm tin sẽ ảnh hưởng đến khả năng thành công trong việc học ngoại ngữ một cách độc lập. Vì vậy, nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh hãy cân nhắc kỹ lưỡng phương pháp tiếp cận không phù hợp với mình.
Giải pháp: Hãy thử nhiều cách tiếp cận cùng một lúc.Cách này giúp bạn chọn ra một phương pháp học tập phù hợp với mình.
Bạn có thể dành ra một vài giờ để thử nghiệm các phương pháp học trực tuyến, học thông qua các chương trình truyền hình, phim ảnh hoặc trải nghiệm thử app học tiếng Anh cho người lớn. Ghi lại những điều mà bạn thích và không thích ở phương pháp học để đánh giá đâu là cách tiếp cận hiệu quả.
Bạn đang ở mức cao nhất của một cấp độ
Việc học ngoại ngữ cũng giống như quá trình leo núi dễ khiến bạn nản lòng. Mới bắt đầu học, bạn sẽ có xu hướng học nhanh hơn do sự mới mẻ và thú vị khi khám phá một ngôn ngữ mới. Nhưng sau khi một thời gian (giai đoạn trung cấp) khi đã có khối lượng kiến thức tương đối, việc học có xu hướng ổn định lại. Bạn nắm rõ hầu hết các thuật ngữ và quy tắc ngữ pháp cần thiết, việc mong muốn nâng cao trình độ và đánh giá được sự tiến bộ có vẻ khó khăn.
Giải pháp: Tương tác với người bản ngữ.
Tương tác với người bản ngữ là một trong số ít giải pháp có thể giải quyết tất cả các vấn đề chính mà người học ở trình độ cao thường gặp phải. Ví dụ, vốn từ vựng của bạn sẽ mở rộng một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, bạn càng nói chuyện thường xuyên khả năng giao tiếp, phong thái (ngôn ngữ cơ thể) trở nên tự nhiên hơn. Nói chuyện với người bản ngữ cũng có thể cải thiện kỹ năng nói của bạn và khiến bạn nghe tự nhiên hơn. Không những thế, khi giao tiếp với người bản ngữ, bạn sẽ được chỉ ra những lỗi thường gặp.
Ngôn ngữ đang học quá khó
Ngôn ngữ đang học có cấu trúc quá khác biệt so với tiếng mẹ đẻ cũng được coi là một rào cản trong quá trình học tập. Chẳng hạn, một người nói tiếng Anh học tiếng Trung sẽ khó hơn rất nhiều so với học tiếng Tây Ban Nha. Do hai ngôn ngữ này có cách viết và cấu trúc ngữ pháp hoàn toàn khác biệt.
Giải pháp: Hãy ưu tiên học một ngôn ngữ dễ hơn trước.
Bạn bị thu hút và muốn dốc toàn lực cho một ngôn ngữ đặc biệt khó, nhưng hãy cân nhắc việc học một ngôn ngữ dễ hơn trước. Bởi những ngôn ngữ dễ học sẽ xây dựng các kỹ năng cần thiết. Bạn sẽ tìm hiểu những phương pháp nào phù hợp với mình, bạn cần làm gì để hoàn thành mục tiêu và cách bạn duy trì động lực. Sau khi học xong một ngôn ngữ dễ, bạn có thể tiếp cận với các thứ tiếng phức tạp hơn.
Ít lợi thế khi học ngôn ngữ
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn rơi vào tình thế bất lợi. Chẳng hạn, khả năng nhớ âm vị học hay cấu trúc vỏ não đều ảnh hưởng đến khả năng học ngoại ngữ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cấu trúc của vỏ não có thể là một yếu tố góp phần quan trọng trong việc tiếp thu ngôn ngữ của người lớn. Điều này dẫn đến tình trạng một số ít người có khả năng học hỏi ngôn ngữ mới nhanh hơn số còn lại. Nói cách khác, những người có khả năng học ngoại ngữ siêu việt có thể có sự khác biệt đặc biệt trong não bộ của họ.
Giải pháp: Học cách tận hưởng những thử thách và xem xét các giải pháp để cải thiện quá trình học.
Thừa nhận rằng việc học ngoại ngữ khó khăn hơn so với một số bạn bè của bạn sẽ làm giảm bớt áp lực cho bản thân. Thay vì nản lòng, thoái trí, bạn hãy cứ hoàn thành các bài tập được giao, chắc chắn sẽ gặt hái được thành quả.
Có rất nhiều phương pháp để củng cố trí nhớ ngắn hạn. Ví dụ, hãy thử nhai kẹo cao su khi học, hoặc điều chỉnh một tư thế ngồi học tốt hơn. Mặc dù những thủ thuật này có vẻ hơi khác thường, nhưng chúng thực sự có thể giúp bạn lưu giữ thông tin tốt hơn, do đó giúp việc học dễ dàng hơn một chút.
Thiếu động lực
Khi học một ngôn ngữ mới, động lực tạo ra sự khác biệt lớn giữa những người thông thạo ngoại ngữ với những người chỉ biết một vài từ.
Động lực có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh hỗ trợ cho việc học ngôn ngữ. Ví dụ, động lực có thể khiến người học tương tác nhiều hơn với người bản ngữ và sử dụng các mẹo học tập. Động lực giúp học viên thực hiện các bài kiểm tra và đạt thành tích tốt.
Vì vậy, nếu bạn đang tìm ra cách học một ngôn ngữ mới, hãy xem xét lại lý do tại sao bạn làm điều đó.
Giải pháp: Giữ động lực trong suốt quá trình học tập.
Khi bạn đã hiểu sâu về các quy tắc ngữ pháp và danh sách từ vựng, bạn có thể dễ dàng quên lý do thực sự mà bạn đang học một ngôn ngữ. Có một cách để duy trì động lực học là ghi nhật ký. Hãy dành ra một vài phút mỗi ngày để viết về lý do bạn đang học ngoại ngữ và kỹ năng mới này có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Một khi trình độ ngôn ngữ của bạn được cải thiện, bạn thậm chí có thể viết về động lực của mình bằng chính ngôn ngữ đó. Khi cảm thấy mất động lực, bạn chỉ cần đọc qua những gì bạn đã viết để lấy lại tinh thần.
Ngoài ra, bạn có thể đặt một bức tranh về nơi bạn muốn đi trong tương lai để tạo động lực.
Mục tiêu chưa rõ ràng
Không có mục tiêu, bạn sẽ không có phương hướng và rất khó tiến bộ.
Giải pháp: Đặt mục tiêu dài hạn và ngắn hạn với những phần thưởng xác định trước.
Đặt mục tiêu và tự thưởng cho bản thân khi đạt là một cách dễ dàng để đảm bảo việc học của bạn không ngừng tiến bộ.
Trước hết hãy xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn. Ví dụ: nếu mục tiêu dài hạn của bạn là sau sáu tháng có thể tương tác thoải mái với người bản ngữ bằng ngôn ngữ của họ. Mục tiêu ngắn hạn là luyện 10 từ vựng mỗi ngày hoặc sử dụng các nguồn tài nguyên học tập yêu thích 20 phút mỗi ngày. Lưu ý, lên mục tiêu càng cụ thể càng tốt sẽ giúp bạn đánh giá xem mình đã đạt được hay chưa.
Hãy thêm các mục tiêu vào lịch trên điện thoại và đặt lời nhắc để đảm bảo bạn đạt được tất cả các mục tiêu của mình. Cuối cùng, hãy tự thưởng cho bản thân khi đã đạt được mục tiêu. Đối với mục tiêu hàng ngày của bạn, những phần thưởng nhỏ như một món ăn hay đồ uống yêu thích sẽ một động lực to lớn. Đối với các mục tiêu dài hạn, bạn có thể đặt các phần thưởng ngày càng lớn, chẳng hạn như một chuyến du lịch.
Tâm lý rụt rè, lo lắng
Trạng thái lo lắng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng học ngoại ngữ. Nếu bạn ngại luyện tập kỹ năng ngôn ngữ, bạn sẽ không tiến bộ nhanh chóng. Một nghiên cứu cho rằng lo lắng có thể dẫn đến tức giận và thất vọng - trạng thái tâm lý hoàn toàn không có lợi cho quá trình học tập.
Giải pháp: Nhận thức được cảm xúc của chính bạn và cố gắng xây dựng sự tự tin cho mình.
Bạn có thể lo lắng, hãy xác định nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm lý này. Sự tự nhận thức không chỉ có thể làm giảm sự căng thẳng mà còn giúp bạn tìm cách giải quyết vấn đề liên quan đến cảm xúc.
Bạn có thể tăng sự tự tin bằng cách tự khẳng định năng lực của bản thân. Chẳng hạn, hãy lặp lại sau tôi: “Tôi là một người học ngoại ngữ có năng lực và có kỹ năng”.
Không sử dụng ngôn ngữ thường xuyên
Ngôn ngữ cần luyện tập thường xuyên. Nếu bạn bỏ nhiều thời gian để học 1 ngôn ngữ nhưng không sử dụng sẽ nhanh chóng lãng quên.
Giải pháp: Hãy thường xuyên sử dụng ngôn ngữ đó. Bạn nên tận dụng mọi cơ hội thực hành ngôn ngữ mới mà bạn đang theo học.
Nếu khu vực bạn sống có nhiều người bản xứ, hãy tìm cơ hội giao tiếp với họ. Nếu bạn là sinh viên, bạn có thể kiếm công việc bán thời gian tại nơi thường xuyên có người bản xứ lui tới chẳng hạn như, ví dụ như một quán cà phê hay một trung tâm dạy ngoại ngữ có giáo viên bản xứ. Đây là cơ hội thực hành nghe và nói một cách hiệu quả.

Nguồnwww.britishcouncil.vn
Lượt xem08/12/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng