Kỹ năng sống

Nội tâm trong bạn mạnh mẽ hay yếu đuối?

Cập nhật2375
0
0 0 0
Có khi nào trong một phút giây bạn nghĩ về bản thân hiện tại và lắng nghe nó từ tận sâu bên trong. Có khi nào bạn thấy mình kém cỏi và hướng ánh mắt ngưỡng mộ hay đôi lần ganh tị với đứa bạn giỏi hơn, người đồng nghiệp xuất sắc hơn mình. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có một vài lần như thế trong cuộc sống cho đến hiện tại. Với những lần như thế chúng ta vượt qua thế nào để có thể tiếp tục vững bước trên đường đời. Chỉ có nội tâm mạnh mẽ mới làm được điều đó. Bằng không chúng ta chỉ đang cố gắng tạo vỏ bọc để mình tồn tại thôi.

Hãy cùng Cuocdoimoi trong bài viết này khám phá bản thân bạn là người có nội tâm mạnh mẽ hay yếu đuối nhé!

Nội tâm yếu đuối có thể ẩn nấp trong mọi đối tượng từ trẻ nhỏ cho đến thanh niên hay người lớn tuổi. Nó không nên được đánh đồng với bề ngoài yếu đuối. Nhiều người có bề ngoài yếu đuối nhưng nội tâm tràn đầy sức sống hay ngược lại có những người mang một cơ thể khỏe mạnh nhưng nội tâm như một tấm giấy mong manh dễ rách. Người mang tâm bệnh này thường không có lập trường, dễ bị dẫn dắt bởi lời nói ra nói vào của người khác, không đủ sáng suốt, mạnh mẽ để tự đứng vững. Vì tâm hay dao động nên người không phân định được phải trái, trắng đen, thường hoang mang không biết đi đường nào là đúng để rồi cuối cùng quyết định theo ý tác động của người khác.

Làm thế nào để nhận biết?

Dù đã tiếp xúc lâu với một ai đó bạn cũng khó có thể nhận ra nội tâm sâu bên trong người đó thật sự là mạnh mẽ hay yếu ớt. Duy chỉ có tự mỗi người cảm nhận, lắng nghe và nhận biết từ chính mình.

Cũng có một vài đặc điểm nhận biết một người có nội tâm yếu đuối và sự mạnh mẽ được suy ra theo hướng ngược lại.

Luôn bi quan
Đây có thể là dấu hiệu điển hình biểu hiện nội tâm mong manh. Một người bi quan luôn nhìn nhận sự việc xảy đến với mình theo hướng tiêu cực và tự đẩy mình đến con đường bế tăc. Họ luôn chạy trốn khỏi mọi vấn đề khó khăn khi ập đến. Câu hói điển hình “Khó quá” “Sẽ không làm được” “Không thể” … Và đặc biệt luôn nhìn nhận bản thân thua người khác và tự chán nản.

Không tự kiểm soát được cảm xúc
Khi đối mặt với những tình huống khiến cho tâm trạng thay đổi và mọi sự thay đổi đó đều thể hiện ra bên ngoài. Buồn thì khóc, vui thì cười cho sảng khoái, giận thì nét mặt sẽ chau lại, bực thì hét toáng lên… Đó là khi bạn thể hiện con người thật của mình và cũng là lúc thể hiện bản thân thiếu bản lĩnh trong việc kiềm chế vảm xúc chính mình. Và những điều đó đôi khi để lại sự hối hận và bức rức khi nó đã đi qua.

Không có chính kiến

Người không có chính kiến còn thường bị gọi là “kẻ ba phải” chỉ ra khả năng phản kháng và tự quyết của họ khá yếu ớt, nhất là khi bị đối phương áp đảo. Chính vì không có chính kiến nên trong nhiều trường hợp khác họ phân vân, dễ dàng bị rối và do dự mãi không thể tự mình đưa ra quyết định. Và khi đó, bạn đã đánh mất đi cơ hội có được quyền lợi mà mình đáng có được. Và rồi lại tự trách, rồi hối tiếc.

Làm việc vì muốn “thể hiện”
Người có nội tâm yếu đuối họ sợ cô đơn và luôn muốn mọi người phải tập trung vào họ. Và để có được sự tập trung đó họ làm mọi cách để thể hiện mình dù nhiều lúc chính bản thân không hề muốn làm điều đó.

Bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan
Đây cũng là một đặc điểm thường thấy của một cá nhân có tâm yếu đuối. Yếu tố khách quan là cả những sự vật, sự việc và con người xung quanh. Họ khó tập trung vào việc của mình mà sẽ phải để dành một phần nào trong các giác quan nghe ngóng tình hình xung quanh và thậm chí dễ bị ảnh hưởng tâm lý từ những lời nói của những người xung quanh. Họ dễ buồn rầu, đa sầu, đa cảm và cảm thấy bản thân kém cỏi khi bị chê bai, vì những lời nói vu vơ của người lạ mặt mà suy nghĩ nhiều, dù tính xác thực của điều đó không có.

Luôn đặt cho mình giới hạn
Người yếu đuối còn lo sợ thay đổi vì cho rằng sự đổi mới luôn khó khăn hơn nhưng chưa chắc đã tốt đẹp hơn. Họ thích an toàn, không dám thử thách bản thân, không dám trải nghiệm cái mới, chưa làm nhưng đã nghĩ làm thật khó, không làm được. Và vì không dám trải nghiệm, họ luôn sống trong cuộc đời đầy sự hối tiếc vì trước đây không dám đón nhận cuộc sống.

Ngược lại những người mạnh mẽ từ nội tâm, họ tin tưởng vào bản thân, luôn lạc quan trong mọi tình huống, đưa ra những quyết định quyết đoán và hầu như không bị ngoại cảnh chi phối. Với đối tượng này, họ luôn có cho mình những sở thích riêng không cần có sự tham gia của ai khác và họ tự lao động, hưởng thụ cuộc sống theo cách của riêng họ. Nếu dùng một nội tâm mạnh mẽ để đối mặt với nghịch cảnh, bạn sẽ chỉ càng thêm dũng cảm, và khám phá được hết tiềm năng của mình, cũng tránh được tình trạng luôn khép mình ngồi yên một chỗ như bao người khác. Những người với sức mạnh nội tâm có xu hướng dễ thành đạt và thăng tiến trong công việc cũng như tình cảm.

Mỗi việc trong cuộc sống dù là thành công hay thất bại, đều sẽ cho bạn một bài học thích đáng, mà bài học này, tiền không mua được, chỉ có thông qua kinh nghiệm sống và sự trải nghiệm cũng như tư duy phát triển từng ngày mà hình thành.

Nên thật may nếu bạn có nội tâm mạnh mẽ. Nhưng nếu chưa thì hãy cố gắng rèn luyện nó nhé. Cái chúng ta cần là làm sao để tăng cường những trải nghiệm của mình với cuộc sống, nâng cao sự phong phú trong tầm nhìn và suy nghĩ, thoát khỏi những cảm xúc lệ thuộc hay tiêu cực. Qua đó, nhìn thấy nhiều khả năng có thể, và tạo ra cho mình một cuộc đời mới vui vẻ hơn, mạnh mẽ hơn.

Xin kết lại với câu nói “Con người cũng giống như những ô cửa kính ố mờ. Họ lấp lánh và tỏa sáng dưới nắng mặt trời, nhưng khi bóng tối xuất hiện, vẻ đẹp thật sự chỉ được để lộ khi có ánh sáng từ bên trong”. - Elisabeth Kübler-Ross

 
NguồnLê Liến (Ms.)
Lượt xem21/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng