Tạo dựng bánh xe cuộc đời

Bí quyết cầm lái bánh xe cuộc đời

Cập nhật626
0
0 0 0

Mỗi con người chúng ta, có thể sử dụng các bánh xe cuộc sống như một sự chuẩn bị cho việc thiết lập mục tiêu cuộc sống như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của bạn. Mục tiêu sống càng rõ ràng, bạn sẽ càng dễ có được cuộc sống hạnh phúc và tươi vui hơn. Bạn có thể tự vấn một số câu hỏi như điều gì khiến bạn cảm thấy hài lòng nhất hoặc ngược lại, bạn không thích điều gì nhất, bạn muốn làm gì trong vài năm tới… Trả lời những thắc mắc này, bạn sẽ phần nào xác định được bạn nên và không nên làm gì để đạt được mục tiêu đã đề ra. Ví dụ, nếu bạn muốn có một sự nghiệp ổn định trong 5 năm tới, thì bạn sẽ không phải mất thời gian cho những thói quen tiêu cực hay suy nghĩ vô bổ, thay vào đó sẽ tập trung phát triển kỹ năng, kiến thức cần thiết để hiện thực hóa mong muốn đó.

VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ BÁNH XE CUỘC ĐỜI
Vận dụng kiến thức bánh xe cuộc đời

Vận dụng kiến thức bánh xe cuộc đời

Trong cuộc sống, chúng ta có thể hài lòng với điều này hoặc không thích điều kia, nhưng có một số đã trở thành những nguyên tắc, và chúng ta phải học cách để thích ứng với những điều đó. Nếu trong cuộc sống này có một thứ khó làm nhất thì có thể nói đó là tìm kiếm sự cân bằng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Đa phần chúng ta sẽ có xu hướng tập trung vào từ 1-3 lĩnh vực quan trọng nhất mà bỏ quên đi mất những lĩnh vực khác. Chỉ đến khi lĩnh vực ấy rơi vào tình trạng báo động đỏ thì chúng ta mới gấp rút tìm cách để cải thiện nó. Nếu may mắn thì chúng ta sẽ cứu vãn được nó, nhưng đa phần khi chúng ta để tâm đến nó, mọi thứ đã quá muộn rồi.

Bố mẹ tập trung vào công việc kiếm tiền, quên mất đi thời gian dành cho giáo dục và xây dựng tài khoản tình cảm con cái dẫn đến rạn nứt mối quan hệ. Lãnh đạo hay quản lý tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận và quên mất đi văn hóa. Con người lo tập trung vào sự nghiệp và kiếm tiền mà lơ bỏ quên lắng nghe sức khỏe, đến khi giật mình nhìn lại thấy trong người mang toàn là bệnh và lại dùng tiền kiếm được để chữa bệnh v.v.

    Vận dụng nguyên lý bánh xe cuộc đời hay nguyên tắc sống của mỗi người, chính là thước đo kỷ luật sống của họ. Nguyên tắc trong cuộc sống: thấu hiểu và hành động đủ giúp bạn vượt qua mọi nghịch cảnh.

     Qua đó con người có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Đó là những trải nghiệm quý báu mà nhiều thế hệ trước đã phải trả những cái giá rất đắt mới đúc kết được. Đi theo những nguyên tắc ấy, tuy không được sống theo sự tùy hứng thoải mái của mình, nhưng ta sẽ đỡ phải mất thêm thời gian và năng lực để thử nghiệm. Nhất là ta có thể tránh được những sai lầm đáng tiếc. Chính vì thế, những ai sống theo nguyên tắc đúng đắn thì họ sẽ luôn được bảo hộ một cách an toàn và luôn mạnh dạn đi tới giá trị bình an và hạnh phúc bền vững. Nói tóm lại, nguyên tắc chính là thước đo kỷ luật sống của con người. Người sống có nguyên tắc là người có bản lĩnh, dám tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân - thiện - mỹ.

Có bao giờ bạn tự hỏi: “Điều gì định hướng cho tôi trong cuộc sống”, “Tôi mất thời gian suy nghĩ về điều gì”, “Ai hay điều gì thường xâm chiếm tư tưởng tôi”. Đó chính là nguyên tắc nhận thức của bạn trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất đối với bạn chính là quan điểm sống của bạn, cặp kính nhìn đời của bạn, hay như tôi thích gọi: là trọng tâm cuộc đời của bạn. Vậy thường thì tuổi mới lớn đặt trọng tâm cuộc đời vào đâu? Thường thì vào bạn bè, cha mẹ, vật chất, thể thao, sở thích, bản thân, công việc... mỗi thứ đều có một ưu điểm nhưng tất cả đều chưa đầy đủ dưới những khía cạnh khác nhau. Hãy cùng nhau xem xét xem ta nên đặt trọng tâm vào đâu nhé. Một trong những câu trả lời đó là sử dụng một công cụ rất đơn giản nhưng có thể thực hiện nhanh chóng. Vận dụng nguyên lý bánh xe cuộc đời hay nguyên tắc sống của mỗi người, chính là thước đo kỷ luật sống của họ.

1.BÁNH XE CUỘC ĐỜI LÀ GÌ?

Trước khi giải thích về ý nghĩa của công cụ này, bạn hãy thử nghiệm làm giúp tôi bài tập này ngay tại chỗ nhé. Bạn có thể sử dụng hình dưới đây hoặc tự vẽ một hình tròn với những lĩnh vực mà mình tự chọn cũng được.

Vận dụng kiến thức bánh xe cuộc đờiVận dụng kiến thức bánh xe cuộc đời

Nguyên lý thực hiện rất đơn giản. Chúng ta có một vòng tròn chia thành 6-8 lĩnh vực mà chúng ta lựa chọn là quan trọng nhất và được chia theo mức độ từ 1-10 (với 1 là không hài lòng và 10 là hoàn toàn hài lòng). Thông thường các lĩnh vực quan trọng của tất cả mọi người sẽ là:

Bánh xe cuộc đời là một khái niệm gồm những yếu tố đóng vai trò thiết yếu trong cuộc đời của mỗi người. Mỗi yếu tố sẽ tượng trưng cho một nan hoa. Và thông thường thì ở mỗi bánh xe khác nhau sẽ có từ 5 đến 8 yếu tố liên quan đến cuộc sống của mỗi người.

2. CẤU TẠO CỦA BÁNH XE CUỘC ĐỜI

Nguyên lý của công cụ bánh xe cuộc đời thật ra vô cùng đơn giản, nhưng đừng hiểu nhầm nhé, sự đơn giản này mang lại hiệu quả rất cao nếu bạn hiểu và thực hiện đúng.

Bạn hãy tưởng tượng bánh xe cuộc đời là một vòng tròn được chia đều thành 6-8 khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của bạn. Nó có thể là:

  1. Gia đình
  2. Sức khỏe
  3. Sự nghiệp
  4. Tình yêu
  5. Vật chất
  6. Mối quan hệ xã hội
  7. Sở thích
  8. Đồng tâm hợp lực
  9. Cống hiến xã hội và phát triển bản thân
  10. Tinh thần và tâm linh
  11. Những trọng tâm khác

(5) VẬT CHẤT

Đặt trọng tâm vào vật chất. Vật chất đối với chúng ta trước hết là giá trị sử dụng. Nếu như vào thuở ban sơ con người chỉ biết sử dụng các giá trị vật chất đơn giản nhất như thức ăn, nước uống... thì càng về sau con người càng có khả năng tạo ra nhiều dạng vật chất khác hơn để đáp ứng các nhu cầu ngày càng phát triển trong cuộc sống.

Mọi giá trị vật chất đều do chính chúng ta tích lũy cho  mình trong một quãng thời gian nào đó, nhằm phục vụ những nhu cầu thiết yếu, nhưng cuối cùng  ta cũng không thể nào ôm giữ chúng mãi mãi. Dân gian có câu: “Đồng tiền liền với khúc ruột”, tiền bạc được coi như vật bất ly thân, không thể trao cho người khác, nhất là người chưa có đủ độ tin cậy và cũng phần nào nói lên mối quan hệ của đồng tiền với cuộc đời của mỗi chúng ta. Người Pháp nói: Tiền bạc là đầy tớ tốt nhưng là ông chủ xấu. Kinh Thánh dạy: “Tham tiền là cội rễ của mọi điều ác” và “của cải các con ở đâu thì lòng các con cũng ở đó”. Vì thế, không ai trong chúng ta phủ nhận những tác dụng tích cực của giá trị vật chất, nhưng việc sử dụng những giá trị vật chất mà ta có được theo cách như thế nào để thực sự mang lại lợi cho chính bản thân ta và người khác. Không có gì sai trái nếu chúng ta đạt được thành quả và hưởng thụ nó, nhưng đừng bao giờ đặt trọng tâm cuộc sống vào vật chất. Vì về lâu dài, giá trị vật chất sẽ mất đi.

     Giá trị vật chất chính là tài chính mà tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.

     Tài chính bao gồm tài sản và tiền. Đây là thước đo đơn giản để đo sự giàu có. Giàu có theo mỗi người là một mức khác nhau. Nhưng có một mức để các bạn có thể hài lòng – đó là khi bạn được Tự do về tài chính – nghĩa là bạn có một mức thu nhập thụ động đủ để trang trải các chi phí cho cuộc sống, kể cả khi bạn không làm việc nữa thì vẫn có thu nhập. Vậy, giàu có có thể là phải có triệu đô, tỷ đô; nhưng tự do về tài chính thì chưa chắc đã cần như vậy.  Bán sẽ chọn tự do tài chính hay trở thành một đại gia tỷ đô.

    Nếu bạn có một nguồn thu nhập thụ động (từ đầu tư, từ tiền gửi ngân hàng, từ một nguồn tài trợ…) và biết cách chi tiêu hợp lý thì sẽ không phải “đau đầu” vì tiền nữa, phải không nào?

Nhiều người trong số chúng ta đã chi tiêu phần lớn thu nhập của mình và đầu tư phần còn lại. Còn người giàu thì khác, họ sẽ đầu tư một mức nào đó trong thu nhập và chi tiêu phần còn lại, bạn nhận ra sự khác nhau chứ? Chỉ có đầu tư mới đem lại cho chúng ta nguồn thu nhập thụ động.

 Những ngày đầu năm 2018 này, hãy lập cho mình một mục tiêu. Ví dụ như: “Trong năm 2018, tôi kiếm được 300  triệu, mua một chiếc xe máy 70 triệu”.

(6)  THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

     Mối quan hệ là gì? Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.

    Các tìm kiếm liên quan đến mối quan hệ là gì, khái niệm mối quan hệ là gì, điều chỉnh quan hệ xã hội là gì, xây dựng mối quan hệ bạn bè, quan hệ là gì từ điển, lợi ích của việc mở rộng mối quan hệ, thiết lập mối quan hệ là gì, xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh, kỹ năng xây dựng mối quan hệ nội bộ.

Mỗi chúng ta đều có một phạm vi quan hệ với nhiều người khác. Vì thế, việc tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp cũng như mở rộng quan hệ xã hội cũng là một phương cách tích cực có thể giúp ta tăng thêm giá trị cuộc sống.       Hơn thế nữa, các mối quan hệ đồng cảm còn có giá trị chia sẻ tâm tình, giải tỏa những căng thẳng tâm lý và thúc đẩy sự phát triển tinh thần, giúp ta có một khuynh hướng lạc quan hơn trong cuộc sống.

Trong rất nhiều trường hợp, giá trị quan hệ xã hội cũng tác động trực tiếp đến đời sống của chúng ta không kém các giá trị như vật chất hay tri thức. Đồng thời, các quan hệ xã hội cũng có sự tác động gián tiếp thông qua việc giúp ta đạt được các giá trị khác một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn, thông qua những quan hệ bạn bè, ta có thể tìm được một công việc làm ăn tốt hơn, thuận lợi hơn; hoặc thông qua những quan hệ tốt đẹp, ta có thể giải quyết một vấn đề bất ổn theo cách nhanh chóng hơn, êm thắm hơn. Các mối quan hệ rộng cũng giúp ta có điều kiện dễ dàng hơn trong việc học hỏi phát triển tri thức, rèn luyện chuyên môn…

Khi xác định các mối quan hệ như một giá trị trong đời sống, ta sẽ có một khuynh hướng đúng đắn hơn trong việc hình thành và bảo vệ các mối quan hệ tốt đẹp, cũng như hạn chế và chuyển đổi các mối quan hệ nhiều mâu thuẫn, xung đột. Khuynh hướng này sẽ giúp cho cuộc sống ta thay đổi theo chiều hướng ngày càng tốt hơn.

Xây dựng các mối quan hệ. Con người không thể sống tách biệt với tập thể. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự tương tác, gắn kết và thương yêu lẫn nhau. Đó chính là mong muốn bẩm sinh, là bản chất của cuộc sống. Mối quan hệ với chính mình, với bạn bè và gia đình đều có ý nghĩa to lớn đến mọi khía cạnh trong sức khỏe ngắn hạn và dài hạn. Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hãy luôn đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu họ hơn. Bên cạnh đó, bạn cần nhận ra đâu là mối quan hệ quan trọng và học cách trân quý những người yêu thương bạn. Trái lại, những người chỉ đem lại cảm xúc tiêu cực không nên nằm trong vùng quan tâm của bạn nữa.

Quan điểm về mối quan hệ có rất nhiều nhưng trong bài viết này chúngtôi định nghĩ mối quan hệ bao gồm Hôn nhân, Gia đình, bạn bè.

Bạn có thấy nhiều người thành công nhưng vẫn cô đơn, vẫn không có hạnh phúc?

Có rất nhiều người mải mê với việc kiếm tiền, việc chăm sóc sức khỏe, thực hiện sở thích, nhưng cuối cùng nhìn lại thì chẳng có bất cứ mối quan hệ nào, lúc nào cũng thấy cô đơn. Ai cũng biết rằng, sau tất cả, những người thân trong gia đình sẽ là những người luôn sát cánh, động viên, yêu thương mình nhất.

Mối quan hệ: Cuộc sống bạn là tổng hợp của nhiều mối quan hệ khác nhau. Càng nhiều mối quan hệ, bạn càng có khả năng thành công rực rỡ. Trong kinh doanh cũng không ngoại lệ, bạn có nhiều mối quan hệ, bạn sẽ tạo ra nhiều doanh số và cùng công ty phát triển. Carla muốn lưu ý cho bạn một điều trong mối quan hệ chính là Luật Hấp Dẫn: “Cái gì giống nhau sẽ hút nhau”. Bạn sẽ thu hút chính xác những người có đặc điểm giống bạn: hành vi, suy nghĩ, phẩm chất….

Điều này thường xảy ra ở những người trẻ tuổi, họ mải mê tập trung với những thứ khác, và chỉ sau vài năm sẽ nhận ra mình có mọi thứ nhưng mối quan hệ thì không. Vậy đừng vì bất cứ lý do gì để đánh đổi hạnh phúc gia đình bạn nhé!

(7)  SỞ THÍCH

Vận dụng kiến thức bánh xe cuộc đờiVận dụng kiến thức bánh xe cuộc đời

Sở thích là thú vui khiển là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen để đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn, sở thích cũng chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định.

Làm thứ mình thích sẽ không còn là làm việc nữa. Tự do làm những gì bạn thích như đi du lịch, đi khám phá thế giới, đọc sách… cũng là một giá trị thật đáng quý. Khi làm những gì mình thích, thì đó là một niềm hạnh phúc, làm việc sẽ như không làm việc, phải không? Và cũng chỉ khi làm những gì bạn thích, bạn mới thành công như mong đợi được. Vậy điều này có khó để đạt được không?

Giả dụ, bạn thích đi du lịch, chia sẻ nói chuyện với người khác; nhưng bạn lại đang bận rộn với công việc của mình, với mối lo cơm áo gạo tiền? Thực tế thì Oprah Winfrey cũng kiếm sống bằng cách đi chơi và nói chuyện với mọi người, hay những người hướng dẫn viên du lịch cũng vậy. Vì thế, bạn nên liệt kê những việc bạn thích làm và sau đó nghĩ xem, bạn có cách nào để kiếm sống dựa trên vài công việc đó hay không.

(8)ĐỒNG TÂM HỢP LỰC

Đặt trọng tâm vào đồng tâm hợp lực. Người chủ động suy nghĩ vào cốt lõi của vấn đề, thực sự mong muốn có một giải pháp “đôi bên cùng có lợi” (đôi bên cùng thắng). Bạn hãy suy nghĩ đôi bên cùng thắng, chứ không phải “anh thắng - tôi thua” hoặc “anh thua - tôi thắng”, cho dù người kia chưa sẵn sàng nghĩ như vậy. Đây là điểm đặc biệt quan trọng, vì hầu hết mọi người đều sẵn sàng chuyển đổi suy nghĩ “cùng thắng”, nếu người kia chủ động như thế.

Đồng tâm hợp lực, phải cần hai người. Đây là một hành trình thú vị về việc tạo lập điều gì đó mới mẻ, bắt nguồn từ suy nghĩ “cùng thắng”, biết chia sẻ, thấu hiểu người khác. Sự hợp lực không chỉ tạo ra những giải pháp mới, mà còn tạo ra sự gắn kết lớn lao trong mối quan hệ. Tương tự như trường hợp một đứa bé ra đời, trở thành một sức mạnh gắn kết chặt chẽ đôi vợ chồng với nhau, mang lại cho họ một tầm nhìn chung, một trách nhiệm chung, một sở thích chung, vượt qua những sở thích khác.

Con người sinh ra mang trong mình tích ích kỷ vì vậy tư duy thắng thua luôn thường trực trong đầu và như thế hình thành nên những tư duy tiêu cực. Nếu chúng ta có sự chín chắn và rộng lượng, có mối quan hệ với độ tin cậy cao sẽ dễ hình thành tư duy cùng thắng, đôi bên cùng có lợi. Hãy mang lại cho xã hội những điều tốt đẹp, rồi chúng ta sẽ nhận được những điều tốt đẹp hơn mà xã hội sẽ mang lại.

Tư duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác. Đây chính là suy nghĩ về sự dồi dào của những cơ hội, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, chứ không phải sự khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Đó là niềm tin chiến thắng để mọi người đoạt lấy chứ không phải thể của riêng ai. Cũng như một buổi tiệc buffet mà có đủ thức ăn cho tất cả và món nào cũng có thể được ăn. Đời là bữa tiệc buffet mọi người cùng no cả. Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc – theo nghĩa “chúng ta” chứ không phải “tôi”. Tư duy cùng thắng thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông tin, quyền lực, sự công nhận và phần thưởng. Điều kỳ diệu nhất trong cuộc sống gia đình - khả năng làm việc cùng nhau để tạo ra những ý tưởng mới, giải pháp mới tốt hơn hẳn giải pháp mà từng thành viên gia đình tự nghĩ ra. Đó là sự gắn kết, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác sáng tạo trong cấu trúc, hoạt động của một gia đình.

(9)   ĐÓNG GÓP XÃ HỘI  VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN.

Đóng góp xã hội bao gồm làm từ thiện, tuyên truyền bảo vệ môi trường, giúp đỡ người yếm thế hay bất kỳ hoạt động nào của bạn giúp cho cộng đồng và xã hội phát triển bền vững, tốt đẹp hơn.

Ví dụ: L’asenta đóng góp xã hội bằng cách tổ chức Tủ sách Hạt giống trí tuệ đã hoạt động được 3 năm trao tặng được gần 3 nghìn cuốn sách cho hơn 12 trường Tiểu học tại Việt Nam.

 Phát triển bản thân nói một cách dễ hiểu là một chuỗi các hoạt động nâng cao giá trị bản thân, tạo nền tảng vững chắc để chinh phục những mục tiêu cuộc sống. Phát triển bản thân có thể là đọc sách để nâng cao hiểu biết, than gia các khóa đào tạo hay tự nghiên cứu, tự học một kỹ năng, kiến thức mà bạn cần.

Ở “Chiếc bánh xe cuộc đời” này, bạn cũng cần lập ra cho mình một lộ trình hay một mục tiêu để vận hành, và phát triển bản thân. Hãy tự nghĩ mà xem, bạn có phát triển bạn thân thì mới có SỨC KHỎE và TINH THẦN tốt, để có thêm THU NHẬP, TÀI CHÍNH để ĐÓNG GÓP CHO XÃ HỘI, để yên tâm về các MỐI QUAN HỆ. Sau cùng nhìn lại, thấy SỰ NGHIỆP của mình là CHUỖI THÀNH CÔNG VÀ MÃN NGUYỆN.

Phát triển bản thân: Xã hội không ngừng phát triển, khi bạn đứng yên nghĩa là bạn đã bị thụt lùi. Cuộc đời bạn bắt đầu ở điểm cuối vùng thoải mái của chính bạn. Hãy bước ra ngoài, hãy tìm kiếm những hành động mới, những thói quen mới để mang đến một kết quả mới.

(10)   TINH THẦN VÀ TÂM LINH

Tất cả mọi người khi sinh ra chính là phải sống một cuộc đời đầy ý nghĩa. Nhưng hình như có một vài người đã quên đi chuyện này. Mỗi chúng ta đều có quyền được chọn. Thay vì chọn suy nghĩ lo lắng, bất an thì Nữ Hoàng Thôi Miên khuyên bạn hãy cho mình cơ hội được chọn suy nghĩ và hành động hạnh phúc.

Mỗi người trên thế giới, họ theo một tôn giáo khác nhau, hoặc có người không theo đạo nào; nhưng đối với họ, luôn có một thế giới tâm linh, luôn có một bề trên nào đó. Tìm đến thế giới tâm linh, tìm đến đạo là một hoạt động tích cực, giúp con người có niềm tin, có thể giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống, giúp con người hướng thiện. Dù bạn không tin vào một thế lực siêu nhiên nào, bạn cũng nên tìm cho mình một đấng ơn trên để có thể thốt lên khi gặp những điều gì to lớn, ví dụ “Trời ơi”.

Trong tháp nhu cầu của Maslow, thì nhu cầu hoàn thiện bản thân mình là nhu cầu cao nhất của con người. Người ta đã thỏa mãn các nhu cầu từ vật chất, tinh thần, được giao tiếp, được tôn trọng… thì người ta sẽ muốn được làm những điều gì đó có ích. Khi làm một việc tốt, chúng ta sẽ vui sướng hai lần: Một lần là khi chúng ta làm những việc đó, một lần là khi chúng ta nhìn thấy kết quả. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể giúp đỡ, chia sẻ cho những người khác. Đừng quên “cho đi” bạn nhé, đừng nghĩ rằng khi bạn thành đạt, có những thứ bạn muốn thì bạn mới có thể cho đi.

 (11)NHỮNG TRỌNG TÂM KHÁC

Abraham Lincoln đã nói: “Khi người ta quyết định vui vẻ thì họ sẽ được vui vẻ gần như thế”. Hạnh phúc có từ chính bên trong chúng ta chứ không phải từ ngoại cảnh. Làm thế nào để tôi có thể luôn thức dậy sảng khoái và đầy năng lượng vào buổi sáng? Thức dậy với nụ cười tươi và luôn lạc quan sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng cho cả một ngày. Vì vậy buổi sáng tỉnh dậy, bạn hãy nhìn vào gương, rồi nói thật to với chính mình rằng: “Tôi sẽ vui vẻ!”.

Hãy thích nghi với thực tế

Thay vì cố gắng bắt mọi thứ phải thay đổi theo mong muốn chủ quan của mình, bạn nên học cách thích nghi với thực tế. Hãy coi sự may mắn, rủi ro như chúng vốn như vậy và tìm cách điều chỉnh bản thân để phù hợp với chúng.

Rèn luyện cơ thể

Có một nghịch lý của cuộc sống ai cũng thấy: khi còn trẻ người ta bán sức khỏe để kiếm tiền. Khi về già lại dùng tiền để mua lại sức khỏe. Việc rèn luyện sức khỏe là việc quan trọng trong suốt cả cuộc đời.

Thông thường, sức khỏe là một giá trị rất ít khi được chúng ta quan tâm đến, cho dù đó là một giá trị cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của ta. Sự thiếu quan tâm này có lý do rất đơn giản, vì hầu hết chúng ta luôn xem việc có sức khỏe tốt chỉ là điều tất nhiên và quá thông thường, nên chỉ khi nào ta “kém sức khỏe”, nghĩa là có bệnh, thì ta mới thấy cần quan tâm. Nhưng một sự quan tâm theo cách đó là không hợp lý và đôi khi cũng trở thành quá muộn màng.

Duy trì một sức khỏe tốt bao giờ cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ta có được cuộc sống lạc quan yêu đời, giúp ta có thể sống hữu ích hơn cho bản thân và người khác. Và chính nhờ vào những điều đó mà ta mới có thể dễ dàng hơn trong việc nhận ra được ý nghĩa thực sự của cuộc đời.

Vậy, có một trọng tâm nào thật sự là chỗ dựa không? Có! Đó chính là nguyên tắc sống đúng đắn. Nguyên tắc sống đúng đắn không bao giờ làm bạn thất bại.

Tự tin là điều không thể thiếu trong công việc, trong cuộc sống, trong mọi tình huống. Nuôi dưỡng sự tự tin cũng như thể hiện được sự tự tin của mỗi cá nhân được xem như một trong những đòi hỏi quan trọng đối với bất kỳ ai muốn thành công. Cần phải tuyệt đối giữ vững niềm tin để sống theo nguyên tắc sống mà bạn đã chọn, nhất là khi bạn chứng kiến đầy rẫy những người tiến thân trong cuộc sống bằng giả dối, lừa đảo, cơ hội, ích kỷ. Tuy nhiên, điều mà bạn không thấy được, đó là những nguyên tắc đạo đức bị phá vỡ cuối cùng luôn làm hại họ. Niềm tin chính là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động “NIỀM TIN biến cái KHÔNG THỂ thành CÓ THỂ”.

Lấy nguyên tắc làm trung tâm cuộc sống là nền tảng bền vững, ổn định chắc chắn nhất mà bạn có thể dựa vào, và tất cả chúng ta đều cần có nó. Nếu bạn sống với nguyên tắc sẵn lòng giúp đỡ, tôn trọng người khác, sống tình cảm thì bạn sẽ dễ dàng có nhiều bạn bè và bạn sẽ trở thành một người bạn tốt. Đặt ra những nguyên tắc sống đúng đắn cũng là một cách để trở thành một người có tư cách tốt.

Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này. “Hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác”. 

Để có một cuộc sống có ý nghĩa, con người luôn phải phấn đấu học hỏi, trau dồi và sửa sai suốt cả cuộc đời. Sự nhận thức dần dần được hình thành từ những hình ảnh thấy người khác buồn khổ, lo lắng và sợ hãi. Và cuối cùng đã hiểu được “Sống yêu thương là biết mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người, lấy niềm vui và hạnh phúc đó làm niềm vui và hạnh phúc cho mình”.

Trên đây là 11 giá trị cốt lõi của cuộc sống, giúp bạn đánh giá cuộc đời của mình. Chúng ta hãy cho thang điểm tối đa của mỗi khía cạnh là 10. Bạn hãy xem thử bạn đạt được bao nhiêu điểm ở mỗi khía cạnh nhé.

Bạn sẽ nhận ra rằng người này có một gia đình rất hạnh phúc, bạn bè, người thân đều rất tốt tuy nhiên về tiền bạc và nghề nghiệp rất là trắc trở, không thuận lợi. Bạn có biết rằng các khía cạnh này liên quan mật thiết với nhau. Khi một khía cạnh không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến các khía cạnh còn lại.

Để cho bánh xe cuộc đời của bạn chạy trơn chu và nhanh bạn cần phải mở rộng bánh xe càng lớn càng tốt. Và người có thể thay đổi bánh xe cuộc đời của chính bạn không ai khác ngoài bạn. Khi bạn cảm thấy có gì bất ổn trong cuộc sống hãy dừng lại và xem thử bánh xe của bạn như thế nào?

Trong trường hợp bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng bánh xe cuộc đời. Đã đến lúc bạn cầm lấy bánh lái và rẽ hướng chiếc xe của mình sang một hướng đi mới. Đã đến lúc bạn hướng về một đích đến mới trong cuộc đời của mình. Đã đến lúc bạn giành lại quyền kiểm soát cuộc đời của mình.

Vận dụng kiến thức bánh xe cuộc đờiVận dụng kiến thức bánh xe cuộc đời

 

Nguồnvuahocvalam.com
Lượt xem27/10/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng